SearchNews

Nhà thu nhập thấp, không được vay vốn ưu đãi?

13/06/2013 16:15

Theo quy định, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng chỉ dành cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, do đó phần thiệt thòi thuộc về các doanh nghiệp làm nhà giá thấp

Theo quy định, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng chỉ dành cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, do đó phần thiệt thòi thuộc về các doanh nghiệp làm nhà giá thấp

Dự án nhà thu nhập thấp thiệt thòi


Theo quy định, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng chỉ dành cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, do đó phần thiệt thòi thuộc về các doanh nghiệp làm nhà giá thấp. Ông Nguyễn Văn Đực cho rằng: “Tại sao định nghĩa nhà ở xã hội lại phải do nhà nước đầu tư, mà không có loại nhà ở xã hội theo thương mại - mà tôi từng đề nghị rất nhiều gọi là nhà bình dân? Nó cũng có diện tích ở, quy hoạch như nhà ở xã hội nhưng không được giảm thuế, giảm tiền sử dụng đất. Nhà nước chỉ cho doanh nghiệp xây nhà xã hội vay, điều này bất hợp lý giữa doanh nghiệp với nhau và cả người dân với nhau”.

Ông Đực nhận xét, nhà ở xã hội quy định chặt chẽ về đối tượng, không phải người dân nào cũng có đủ điều kiện để mua, trong khi đó có nhiều đối tượng công chức nhà nước hay lao động tự do không đủ tiêu chuẩn để mua. Hiện đang có sự bất cập, công chức được ở nhà 30m2 mà người dân lại phải ở nhà từ 45m2 trở lên.

Ông Nguyễn Văn Đa, Phó Tổng giám đốc Vinaconex Xuân Mai, cũng cho rằng, chưa có quy định cụ thể giữa nhà ở xã hội và nhà thu nhập thấp nên các DN chưa tiếp cận được nguồn vốn. Bộ Xây dựng cũng đang kiến nghị Ngân hàng Nhà nước đưa các doanh nghiệp này vào diện vay ưu đãi.

Đại diện công ty Đất Lành kiến nghị, nhà nước sớm công nhận thêm loại hình nhà ở thu nhập thấp do doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng như là loại hình nhà ở xã hội thứ hai, như vậy mới thuộc đối tượng được vay tiền từ gói kích cầu. Khi thực hiện chương trình nhà ở xã hội - theo nghĩa rộng - sẽ tạo ra sự bùng nổ về đầu tư loại hình nhà ở này, tạo thêm nguồn cung nhà cho người thu nhập thấp.

Vụ trưởng Vụ tín dụng (NHNN), ông Nguyễn Viết Mạnh, khẳng định, đơn vị này sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng và các ngân hàng thương mại có giải pháp kiểm soát tổng thể đảm bảo cho vay đối với các doanh nghiệp tối đa bằng 30% tổng nguồn vốn cho vay trong gói 30.000 tỷ đồng. “Không có chuyện gói này sẽ dành ưu đãi quá nhiều cho doanh nghiệp, sẽ đảm bảo kiểm soát được ở mức 30%, tức khoảng 9.000 tỷ đồng. Chúng tôi đã có phương án để kiểm soát”, ông Mạnh nói.

Vẫn phải chờ nhà băng hướng dẫn

Để có cơ hội vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ, các chủ đầu tư buộc phải giảm giá dự án xuống dưới 15 triệu đồng/m2, vì thế không ít đơn vị chưa sẵn sàng xin chuyển đổi.

Ngoài ra, các DN phải đáp ứng một điều kiện khác mà Thông tư 07 đề ra là căn hộ phải có diện tích dưới 70m2. Với những dự án chưa thi công, diện tích căn hộ có thể thay đổi được, dù chủ đầu tư phải bỏ số tiền không nhỏ để thay đổi thiết kế. Song, với các dự án đã và sắp hoàn thiện, đổi diện tích căn hộ là rất khó.

Đại diện một chủ đầu tư nhà ở thương mại ở Hà Nội chia sẻ, mặc dù các căn hộ của dự án đủ điều kiện liên kết với ngân hàng cho người mua vay ưu đãi nhưng họ vẫn phải chờ hướng dẫn từ nhà băng, vì thế, việc tư vấn cho khách có nhu cầu vay vốn chậm trễ. Chủ đầu tư đã “gõ cửa” nhiều đối tác ngân hàng nhưng ít nhất cũng phải vài tháng nữa mới có thể triển khai được. “Chúng tôi cam kết tạo điều kiện tối đa để kết hợp với ngân hàng giúp người mua nhà có thể vay ưu đãi”, chủ đầu tư nói.

Cũng trong tình cảnh tương tự, ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc Công ty Đất Lành, cho biết: “Chúng tôi đã chủ động liên kết với hai ngân hàng thân quen để hỗ trợ khách hàng tiếp cận với gói tín dụng 30.000 tỷ. Song đến nay các ngân hàng vẫn chưa có bất cứ hướng dẫn gì rõ ràng. Tại sao trong tháng 4 các cơ quan chức năng không bàn bạc với nhau, để tình trạng này kéo dài”? Ông Đực cho rằng tất cả sản phẩm của ông hiện nay đều nằm trong diện tích và giá phù hợp với gói 30.000 tỷ đồng nhưng vẫn phải chờ hướng dẫn.

Ngay cả chủ đầu tư xây nhà xã hội được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này cũng phải chờ đợi. Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cho hay mặc dù được vay vốn ưu đãi tại dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm (Hà Nội) song họ vẫn đang trong quá trình làm thủ tục vay vốn, chưa thật sự tiếp nhâ%3ḅn được nguồn vốn này.

Lý giải về việc chậm triển khai, đại diện Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BIDV), ông Trần Xuân Hoàng chia sẻ, mới có 10 ngày nên chưa thể triển khai cho vay ngay được, các ngân hàng cần một thời gian nữa. Đối với các doanh nghiệp, BIDV đang xem xét việc chuyển sang cho vay gói nhà ở thương mại theo đúng Thông tư 07. Cụ thể, ngày 17-18/6, ngân hàng này sẽ triển khai một số dự án với chủ đầu tư tại tỉnh Bình Dương.

(Theo VEF)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu