SO SÁNH
|
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
|
CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
|
Giống nhau
|
Mục đích
|
Đều là hình thức chuyển quyền sử dụng đất. Trong đó, một bên giao đất và quyền sử dụng đất cho bên kia sử dụng và định đoạt
|
Điều kiện thực hiện
|
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Điều 168 Luật Đất đai
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
|
Hiệu lực
|
Việc chuyển nhượng/ chuyển đổi quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính
|
Khác nhau
|
Định nghĩa
|
- Người sử dụng đất (bên chuyển nhượng) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người khác (bên được nhuyển chượng)
- Người chuyển nhượng nhận số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo sự thỏa thuận của các bên
=> Về bản chất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bán quyền sử dụng đất của mình cho người khác để lấy một khoản tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng của mảnh đất đó
|
- Người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người khác, đồng thời nhận 1 diện tích đất nhất định được chuyển giao từ người đó
- Nếu giá trị quyền sử dụng đất có sự chênh lệch thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch theo thỏa thuận
=> Về bản chất, chuyển đổi quyền sử dụng đất là việc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng thỏa thuận với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác nhằm hoán đổi đất cho nhau để sử dụng
|
Quan hệ giữa các bên
|
Có thể hiểu là quan hệ mua bán, hoán đổi quyền sử dụng đất
|
Các bên vừa là người chuyển đổi, vừa là người nhận chuyển đổi
|
Hồ sơ cần chuẩn bị
|
- GCN quyền sử dụng đất
- CMND của các bên
- Giấy đăng ký kết hôn (Nếu độc thân thì cần giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)
- Hợp đồng chuyển nhượng
|
- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất (nếu có)
- Bản sao giấy tờ tùy thân của các bên
- Bản sao GCN quyền sử dụng đất
- Giấy tờ về thẩm quyền đại diện (nếu có)
|
Thủ tục
|
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai để được xem xét. Trường hơp chuyển nhượng một phần thửa đất thì cần đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc, tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện chuyển nhượng trước khi nộp hồ sơ
- Bộ hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được gửi đến cơ quan thuế và phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên GCN quyền sử dụng đất
|
- Nộp hồ sơ tại văn phòng công chứng để được xem xét và thụ lý nếu đạt yêu cầu
- Soạn thảo và ký văn bản:
+ Trường hợp đã soạn thảo sẵn hợp đồng thì công chứng viên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng
+ Trường hợp chưa có hợp đồng chuyển đổi: Công chứng viên có thể soạn dự thảo hợp đồng theo yêu cầu của các bên. Nếu các bên đồng ý với nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng
- Ký chứng nhận:
+ Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng
+ Các bên nộp phí và thù lao công chứng, sau đó nhận lại bản hợp đồng hoán đổi quyền sử dụng đất đã công chứng
- Đăng ký biến đổi hồ sơ đất tại tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng tài nguyên môi trường cấp quận/huyện/thị trấn nơi có đất
- Nộp thuế, lệ phí theo quy định
|
Lưu ý, về nghĩa vụ tài chính của các bên khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:
Nghĩa vụ tài chính của bên chuyển nhượng: Nộp thuế thu nhập cá nhân, nếu còn nợ thuế sử dụng đất hoặc nợ lệ phí trước bạn khi đăng ký quyền sử dụng đất trước đây thì phải thanh toán hết những khoản này.
Nghĩa vụ tài chính của bên nhận chuyển nhượng: Nộp lệ phí trước bạ trước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Linh Phương (TH)
Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/04/15/phan-biet-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-voi-chuyen-doi-quyen-su-dung-dat/
Theo Tạp chí Thanh niên