SearchNews

Tăng giá xi măng là hợp lý

17/02/2011 09:16

So với các nước trong khu vực, giá xi măng (XM) của Việt Nam rẻ hơn từ 20 - 40 USD/tấn. Từ đầu tháng 2/2011, giá XM trên thị trường tăng từ 40 - 80 ngàn đồng/tấn (tăng khoảng 5%).

So với các nước trong khu vực, giá xi măng (XM) của Việt Nam rẻ hơn từ 20 - 40 USD/tấn. Từ đầu tháng 2/2011, giá XM trên thị trường tăng từ 40 - 80 ngàn đồng/tấn (tăng khoảng 5%).

Giá bán XM tại các nhà máy đang ở mức 858 nghìn đồng - 1,4 triệu đồng/tấn, tùy loại và tùy khu vực. Đây được xem là mức tăng hợp lý.

Ảnh minh họa

  Không thể không tăng giá

Trong năm 2010, nhiều nhà sản xuất đã có kế hoạch tăng giá XM nhưng do dư nguồn cung các đơn vị đành phải cầm chừng. “Không dám tăng giá” là nỗi lòng của hầu hết các đơn vị nhưng giá thành sản xuất XM khiến các nhà sản xuất không còn lựa chọn nào khác, tăng giá là điều không thể tránh khỏi khi giá nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng… tăng cao, đặc biệt giá than tăng 63% mà nguồn cung lại thiếu hụt, không ổn định. Một số đơn vị sản xuất đã tính được ngay bài toán giá cả và đã tăng giá bán trong năm 2010, kết quả không chỉ mất thị phần mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SXKD. Vì thế, các ông chủ nhỏ luôn thăm dò động thái của các “con cá lớn” và ngược lại các con cá lớn cũng đợi động thái từ các ông chủ nhỏ. TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đã quyết định tăng 60 ngàn đồng/tấn XM bắt đầu từ 1/2/2011. Một số xi măng khác có mức tăng từ 40 - 80 ngàn đồng/tấn tùy theo thị trường và khu vực tiêu thụ. Đại diện Cty XM Nghi Sơn cho biết Cty sẽ tăng giá trong một vài ngày tới (khoảng trung tuần tháng 2). Với mức tăng này, giá bán XM tại các nhà máy đang ở mức 858 nghìn đồng - 1,4 triệu đồng/tấn, tùy loại và tùy khu vực.

Nhiều nhà sản xuất XM khác đang ở trong tình trạng báo động bởi giá bán XM/suất đầu tư/áp lực trả nợ khiến họ tìm đường bằng cách “bán lại” dự án.

XM không thể không tăng giá - đó là kết luận của hầu hết các nhà sản xuất bởi họ không thể tiếp tục “nhịn” lâu hơn được nữa.

Chưa thể kết luận tín hiệu thị trường

VICEM nhà sản xuất XM số 1 Việt Nam với 36,07% thị phần năm 2010 đã tăng giá bán ngay trong thời điểm tết nguyên đán, thời điểm được xem là hoạt động xây dựng rất ít nên “chưa thể kết luận tín hiệu thị trường thế nào”, ông Đào Ngọc Bình - Giám đốc Cty XM Hoàng Thạch cho biết. XM Hoàng Thạch hiện là thương hiệu số 1 tại khu vực phía Bắc lại có thị phần lớn khoảng hơn 30% trên địa bàn Hà Nội tương đương hơn 1 triệu tấn mỗi năm, lại được tiêu thụ nhiều trong khối dân sinh nên theo nhiều chuyên gia với mức tăng 60 ngàn đồng/tấn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến “loại” thương hiệu lớn này. Tương quan thị trường khu vực phía Nam, XM Hà Tiên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Ngay trong VICEM, ảnh hưởng của mức tăng này đối với các đơn vị cũng khác nhau. XM Bỉm Sơn, Hải Phòng, Bút Sơn có thị trường ổn định hơn nên áp lực thị trường sẽ không lớn như Hoàng Mai hay Tam Điệp. Tuy nhiên, Bỉm Sơn và Bút Sơn lại có dây chuyền mới đi vào hoạt động nên áp lực trả nợ bằng ngoại tệ sẽ khiến các nhà máy này khó khăn hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Trong tình trạng không kém áp lực XM Tam Điệp phải trả nợ đến 600 tỷ đồng (tương đương 60% doanh thu năm 2010), với số nợ phải trả XM Tam Điệp sẽ cùng chung áp lực với các dự án có dây chuyền mới đi vào hoạt động.

Các loại XM khác như Chinfon, FiCO, Holcim, Nghi Sơn đã và đang rục rịch tăng giá. Hiện tại, theo khảo sát thị trường thì mức tăng trên được thị trường đón nhận một cách bình thản. Điều này đồng nghĩa với mức tăng giá hiện nay là hợp lý.

Lộ trình thích hợp

Khó khăn lắm VICEM mới đưa ra được quyết định tăng giá. Nửa tháng sau ngày VICEM tăng giá các đơn vị khác mới rục rịch tăng theo, một số đơn vị khác có tăng giá trước hoặc sau nhưng dù tăng hay không thì giá XM của Việt Nam vẫn được xem là rẻ nhất khu vực, thậm chí rẻ nhất thế giới. Bài toán tăng giá XM đã được các nhà sản xuất tính toán như hiện nay là hợp lý, mức tăng khoảng 5 - 6%. Với mức tăng này, các doanh nghiệp vừa bảo đảm doanh thu, vừa giữ thị phần và tăng sức cạnh tranh. “Việc điều chỉnh giá cũng là nhằm bảo đảm lợi ích cho DN cùng mức lương cho người lao động cũng như để tái đầu tư sản xuất” - đại diện một số DN sản xuất XM cho biết. Tuy nhiên, một số dây chuyền XM lò quay mới ra nhập thị trường, chưa có “tên tuổi” hay một số nhà máy XM lò đứng đã giữ giá để đẩy hàng nhưng số này chiếm một lượng nhỏ, không tạo nên áp lực với thị trường. “Lộ trình điều chỉnh giá XM đã được VICEM tính toán hợp lý. Mức tăng này sẽ không gây biến động thị trường. Hơn nữa, năm 2011 VICEM sẽ đẩy mạnh công tác xuất khẩu cả clinker và XM sang các thị trường đã tìm kiếm được”, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chánh văn phòng, đại diện người phát ngôn VICEM khẳng định.

(Theo Baoxaydung)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu