SearchNews

Thị trường bất động sản lên xuống theo chu kỳ

14/07/2011 10:36

Theo ông Tống Văn Nga, phó chủ tịch thường trực hiệp hội bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản lên xuống theo tính chu kỳ, biên độ khoảng ba bốn năm.

Theo ông Tống Văn Nga, phó chủ tịch thường trực hiệp hội bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản lên xuống theo tính chu kỳ, biên độ khoảng ba bốn năm.

Ông Nga nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, giá nhà đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là chính sách, như nghị định 69 vừa qua có nhiều vướng mắc nhưng đến nay vẫn chưa được sửa đổi. Tính toán thu thuế đất cao sẽ được tính vào giá thành, đẩy giá bất động sản lên cao. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào sát thực với thị trường về cơ cấu hàng hóa, phân khúc căn hộ cao cấp phát triển tràn lan, trong khi nhà trung bình và thấp số lượng ít.

Thị trường bất động sản còn tồn tại nhiều bất cập.

Với góc độ của chuyên gia kinh tế độc lập, ông Vũ Đình Ánh, Viện nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam còn tồn tại 3 vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất, giá bất động sản quá cao, điều này không chỉ có hại cho khách hàng mà cho chính cả nhà đầu tư, người môi giới. Đến một lúc nào đó, giá giảm sẽ có thể nổ bong bóng bất động sản.

Vấn đề thứ hai ông Ánh nhắc tới là tâm lý đầu tư theo kiểu đua nhau làm. Ông Ánh phân tích, điển hình như các cửa hàng tại phố cổ Hà Nội, nếu có 1 người mở hàng phở thì cả phố sẽ tranh nhau mở quán phở. Câu chuyện về bất động sản Việt Nam cũng y hệt như vậy, cứ thấy cái gì hay là tất cả ào ào vào làm. Kết cấu hàng hóa đang có vấn đề, phân khúc chung cư cao cấp đang là hệ quả.

Điểm thứ ba, đó là nguồn vốn vào bất động sản. Trong bối cảnh chống lạm phát hiện nay, siết chặt tín dụng bất động sản, thị trường gặp khó khăn.

Theo ông Ánh, nếu không giải quyết các vấn đề trên, thị trường bất động sản không chỉ xì hơi mà có thể nổ.

Chưa có chuyện doanh nghiệp phá sản

Trả lời báo chí của hiệp hội bất động sản mới diễn ra, ông Nga khẳng định, trong thời điểm này, thị trường có khó khăn nhưng nói có doạnh nghiệp phá sản là chưa có. Ông Nga cho biết, việc thắt chặt tínd ụng sẽ khiến các đơn vị đầu tư kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, nhưng ông cũng hy vọng sẽ có nhiều đơn vị vượt qua được.

Ông Vũ Xuân Thiện, Cục phó Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cũng cho rằng: “Thị trường BĐS cả nước có khó khăn, đặc biệt về vốn nhưng chưa đến mức quá nghiêm trọng, cần phải “giải cứu”. Việc dư luận gần đây quá quan ngại và hay nói đến chuyện thị trường bong bong, lao dốc thì đó là sự hiểu lầm”.

Thị trường BĐS cả nước có khoảng trên 4.000 doanh nghiệp. Nhìn nhận về khu vực thì phía Nam trong nửa năm đầu, đặc biệt là tháng 6/2011 có mức giảm giá khoảng 5% so tháng 6/2010. Mức giảm này chưa đến độ gây khó khăn thực sự cho DN vì so với đầu năm 2010, thị trường phía Nam hiện chỉ giảm giá khoảng 1-2%.

Trước thông tin trong khó khăn này có những doanh nghiệp vì lý do thị trường trầm lắng, giảm giá mà dẫn tới phá sản, phải bán tháo dự án của mình, ông Thiện cho rằng đặt nghi vấn về mức độ tin cậy. Ở đây, không loại trừ trường hợp doanh nghiệp cũng lợi dụng lúc thị trường khó khăn, lấy đây làm lý do để "bán lúa non" dự án.

Nếu doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu khi tham gia dự án BĐS, tức bản thân họ phải có vốn từ 15-20% thì mức giảm giá chỉ 1-2% so với đầu 2010 của thị trường, cộng thêm mức độ trượt giá của đồng tiền chăng nữa, cũng chưa ảnh hưởng đến độ doanh nghiệp phá sản.

 D.K

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu