SearchNews

Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung "leo thang", bất động sản công nghiệp Việt Nam hưởng lợi?

24/09/2018 09:51

Giới đầu tư đang rất lo ngại về việc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc "leo thang" sẽ tác động trực tiếp tới phân khúc bất động sản công nghiệp.

Hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vừa bị Hoa Kỳ áp thuế 50 tỷ USD, chưa kể 16 tỷ USD trong đợt áp thuế thứ 2 chính thức có hiệu lực vào cuối tháng 8/2018. Trong khi đó, tiêu dùng sẽ bị kiềm chế khi chi phí thuế quan gia tăng, kéo theo nhu cầu về kho bãi lưu trữ hàng hóa cũng sụt giảm. Thực trạng này khiến phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. 

Chính quyền của Trump hiện đang cân nhắc về việc áp thuế thêm 200 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc. Đáp trả động thái này, Trung Quốc sẽ áp thuế quan lên khoảng 60 tỷ USD với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Trong vòng 12-18 tháng tới, GDP sẽ giảm thêm khoảng 50-70% trong trường hợp Nhà Trắng áp thuế bổ sung 200 tỷ USD. Theo đó, nhu cầu về không gian công nghiệp sẽ giảm xuống, nhất là tại những khu vực ven biển - nơi các hoạt động nhập khẩu luôn diễn ra nhộn nhịp. Điều này có thể khiến giá chào thuê không gian công nghiệp giảm 50-100%. Đối với thị trường công nghiệp và cả nền kinh tế, việc tăng thuế quy mô lớn sẽ sớm dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, kéo dài. 

bất động sản công nghiệp Việt Nam
Trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung "leo thang", bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ chi phí lao động phải chăng và vị trí địa lý thuận lợi.

Ngành bất động sản thương mại tiếp tục bị khuấy động bởi đợt triển khai áp thuế mới nhất. Trong đó, ngành vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Trong quý I/2018, những mức thuế đối với gỗ, nhôm và thép đã khiến chi phí thi công gia tăng cũng như làm làm chậm quá trình phát triển của dự án. Cục Thống kê Lao động Chỉ số giá Sản xuất (PPI) cho biết, so với cùng năm ngoái, trong tháng 7, giá gỗ mềm đã tăng 19,5%. Tương tự, giá gỗ ván ép cũng tăng tới 22,5%, giá nhôm đúc tăng 17,8% và thép non tăng giá 12,4%. Thực thế cho thấy, không ít dự án bị trì hoãn hoặc gián đoạn bởi tác động của cuộc chiến thương mại. Theo nguyên lý cung - cầu, giá trị của các tòa nhà hiện hữu sẽ gia tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế. Đồng thời, điều này cũng sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

Tuy thị trường có những diến biến không khả quan nhưng theo Trưởng phòng Kinh tế của JLL, ông Ryan Severino, cuộc suy thoái kinh tế ít có khả năng xảy ra. Do đó, nhà đầu tư không cần quá lo lắng bởi tốc độ tăng trưởng của ngành bất động sản công nghiệp thế giới khó có thể bị kìm hãm bởi động thái trên. Hiện tại, ngành thương mại điện tử vẫn đang phát triển rầm rộ, các doanh nghiệp công nghệ vẫn liên tục tìm kiếm nhà xưởng. Tại Trung Quốc, tỷ lệ trống của khu công nghiệp trong quý I năm nay thấp kỷ lục, chỉ với 4,8%. Vậy nhưng, trong 12-18 tháng tới, GDP thực ở Mỹ sẽ giảm khoảng 10 điểm phần trăm bởi hàng rào thuế và tăng trưởng giá thuê công nghiệp cũng giảm 20 điểm phần trăm.

Với giá lao động phải chăng và vị trí địa lý thuận lợi, bất động sản công nghiệp sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư bởi giá thuê đất công nghiệp ở Trung Quốc không ngừng tăng lên. Báo cáo “Việt Nam - Trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á” mới đây của JLL chỉ rõ, để tiết kiệm chi phí sản xuất, hiện các nhà sản xuất đang muốn rời khỏi Trung Quốc theo chiến lược "Trung Quốc +1". Như vậy, cuộc chiến thương mại sẽ khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn tìm đến và thành lập nhà máy mới tại Việt Nam.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu