Lượng kiều hối về vẫn tăng nhưng không còn đổ vào BĐS. Trong khi Việt kiều đang sợ BĐS trong nước thì không ít người đổ tiền để mua nhà đất ở nước ngoài.
Dè chừng nhà đất
Thông thường, cứ cuối năm là nguồn kiều hối đổ về nước tăng mạnh và chủ yếu là đổ vào bất động sản. Năm 2011, theo thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nguồn kiều hối về Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD, trong đó có tới 52% đổ vào bất động sản. Còn năm 2012 vừa qua, dù kinh tế khó khăn nhưng dòng kiếu hối cuối năm lại tăng hơn 20% so với năm ngoái, ước đạt gần 11 tỷ USD.
Kể cả những thời điểm khó khăn nhất, số lượng BĐS được giao dịch thành công nhờ vốn từ kiều hối chiếm 1 tỷ trọng khá cao. Tuy nhiên, khi thị trường BĐS đóng băng và chưa có lối thoát khiến cho người nắm giữ kiều hối cũng phải dè chừng và tìm kiếm kênh đầu tư an toàn hơn.
Ông Trần Quang Đại, Trưởng Phòng Kiều hối và Ngoại hối Maritime Bank, cho hay, khu vực Châu Âu phải đối diê%3ḅn với vấn đề nợ công, kinh tế Mỹ vẫn chưa có nhiều dấu hiê%3ḅu khởi sắc đã khiến cho luồng tiền kiều hối từ hai khu vực này giảm rõ. Ở tronng nước, mô%3ḅt số khu vực được đánh giá là có lượng kiều hối lớn như Huế, Đà Nẵng thì năm 2012 cũng giảm rất nhiều, điển hình như khu vực Huế, năm 2011 có doanh số kiều hối hàng chục triê%3ḅu USD thì năm nay giảm còn mô%3ḅt nửa.
Giải thích nguyên nhân kiều hối đang dè chừng khi đổ vào BĐS, ông Phạm Đức Toàn, đại diện EZ property cho rằng, viê%3ḅc lượng kiều hối không đổ dồn vào BĐS như các năm trước cũng là viê%3ḅc dễ hiểu khi thị trường suy thoái và đóng băng như hiê%3ḅn tại.
Năm 2013, theo nhâ%3ḅn định thị trường vẫn còn khá xấu, tính thanh khoản chưa được cải thiê%3ḅn nên đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn nhiều rủi ro và với đặc tính của dòng tiền kiều hối là dành cho đầu tư thì vấn đề trên xảy ra là tất yếu.
Theo ông Nguyễn Hoàng Nam Sàn giao dịch BĐS Info, yếu tố quyết định thu hút lượng kiều hối đầu tư vào dự án chính là uy tín của chủ đầu tư; chất lượng công trình và tiến độ thi công dự án. Mặt khác đặc thù của nguồn vốn này là do người Việt sinh sống ở nước ngoài nhờ người thân trong nước mua nên yếu tố tâm lý lại càng thể hiện rõ, họ có thể chấp nhận BĐS giá cao so với mặt bằng nhưng BĐS đó phải là an toàn.
Xu hướng ngược
Tại Việt Nam đang có một xu hướng ngược lại đó là người Việt trong nước mua nhà ở nước ngoài theo nhiều hình thức khác nhau. Mặc dù, những quy định về tài chính chuyển tiền ra nước ngoài ở Việt Nam chưa được cởi mở nhưng nhiều người Việt Nam có nhu cầu, có khả năng tài chính, đã có rất nhiều cách mua nhà ở tại nước ngoài
Cách đây không lâu, vụ hai nhà đầu tư người Việt Nam chi 900.000 USD, tương đương gần 19 tỷ đồng, để mua thị trấn Buford ở bang Wyoming của Mỹ đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Ngoài chuyện mua bán thì rất nhiều người đã quan tâm, đại gia này sẽ trả tiền bằng cách nào.
Giá nhà đất ở Mỹ đã giảm đến mức thấp nhất, một số người Việt Nam, bằng cách này hay cách khác, đã “tranh thủ” sang Mỹ mua nhà. Đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, nhu cầu mua nhà của người Việt tại nước ngoài tăng trong một vài năm gần đây và tập trung vào thị trường Mỹ, Úc vì giá cả tại đó còn tương đối rẻ so với năng lực tài chính của một bộ phận người Việt trong nước.
Theo thống kê của Coldwell Banker Singapore, trong năm 2010, tỷ lệ người Việt mua nhà ở Singapore chiếm đến 3,2% các giao dịch BĐS của đảo quốc này. Làn sóng đầu tư của người Việt tại Mỹ cũng xuất hiện, dù chưa có những con số thống kê chính thức.
Ngày càng có nhiều hãng tư vấn di trú quốc tế tham gia thị trường Việt Nam và hoạt động một cách tích cực để phục vụ các khách hàng tiềm năng. Đơn cử, lần đầu tiên dự án căn hộ cao cấp tại Luân Đôn được chào bán chính thức tại Hà Nội với giá từ 7.000.000 bảng Anh.
Giám đốc bán hàng một đơn vị tư vấn BĐS quốc tế cho hay, nếu người nước ngoài mua nhà giá từ 1 triệu bảng Anh trở lên sẽ được cấp visa thường xuyên vào Anh. Khách hàng ngoại quốc mua nhà từ 2 triệu bảng trở lên mà sau 4 năm vẫn giữ không chuyển nhượng sẽ được xem xét nhập quốc tịch Anh.
Theo phân tích của một chuyên gia bất động sản, đây là một cách tìm kiếm cơ hội của những người giàu, thông qua hình thức đầu tư và lấy thẻ xanh họ có thể tìm kiếm những cơ hội mua nhà ở nước sở tại. Tại một số nước như Úc, Canada, thủ tục nhập cư không quá khắt khe, họ còn mời gọi người nước ngoài sang đây để định cư.
Các quy định của pháp luật Việt Nam không cấm cá nhân người Việt Nam sở hữu bất động sản ở nước ngoài, nhưng các quy định của pháp luật Việt Nam siết chặt chuyển tiền mặt số lượng lớn ra nước ngoài cho các mục đích cá nhân. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam chưa “mở” cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mang tiền ra nước ngoài mua nhà. Do đó, việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để mua nhà hoàn toàn không khả thi. Đã có nhiều trường hợp khách hàng Việt Nam đặt cọc mua nhà, nhưng không thể thực hiện được các thủ tục khác dẫn đến việc mất trắng tiền đặt cọc.
Chuyên gia BĐS Adward Chi cảnh báo, muốn đầu tư mua tài sản nước ngoài có hiệu quả, nhà đầu tư cần phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại, nếu không sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Nếu thấy nhà đất ở Mỹ rẻ mà lao vào mua, không những khó kiếm lợi mà còn gặp rất nhiều rủi ro.
(Theo VEF)