Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư ( Hà Nội), hiện nay Hà Nội có 30 dự án được giao đất, cho thuê đất bị liệt vào dạng dự án chậm triển khai thực hiện. Sau khi kiểmtra, rà soát lại, có 16 dự án được đưa ra khỏi danh sách này; 5 dự án được gia hạnđến hết năm 2011 dưới sự kiểm tra, đôn đốc tiến độ của các cơ quan có liên quan.Riêng đối với 9 dự án tại Thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ, quận Hoàng Mai, huyệnThanh Trì, huyện Chương Mỹ, huyện Từ Liêm, quận Cầu Giấy các chủ đầu tư đa bị phê bình và yêu cầu xây dựng kế hoạch và cam kết thời gian hoàn thành dự án.
Những dự án tiến độ “rùa”
Sau 8 năm giao đất mới thi công xong phần nền hoặc hoàn tất việc…giải phóng mặt bằng. Đó là thực trạng chung của 9 dự án nêu trên. Việc này đang gây lãng phí quỹ đất của thành phố đồng thời làm lỡ cơ hội kinh doanh của các chủ dự án. Trong đó, chiếm diện tích đất lớn nhất phải kể đến Dự án Côngtrình khu du lịch sinh thái Anantara do Công ty TNHH Sỹ Ngàn làm chủ đầu tư. Tổng diện tích của dự án là 226.918 m2, được tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) chính thức giao từ năm 2003. Hiện nay mới xây được vẻn vẹn… một nhà quản lý điều hành dự án, đang san lấp mặt bằng, làm đường tạm phục vụ thi công, đang kè đá bao quanh dự án, đang mua sắm sỏi, đá tự nhiên và cây xanh để thi công hạng mục tạo cảnh quan của dự án…nếu tiếp tục triển khai thì ít nhất 3 năm nữa dự án mới đưa vào sử dụng.
Tiếp đến là Dự án Đầu tư xây dựng, mở rộng khu nhà ở để bán tại Cầu Diễn do Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Phát triển đô thị Hà Nội - HACID làm chủ đầu tư. Dự án này có diện tích trên 20.000 m2 được chính thức giao đất từ năm 2004 song đến nay mới đang ì ạch san nền, thi công phần hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát nước, thi công phần móng khu nhà vườnm và đa khoan khảo sát địa chất bổ sung cho khu nhà cao tầng. Dự kiến,5 năm nữa dự án này mới đưa vào sử dụng, khai thác.
Một dự án chiếm diện tích đất lớn tiếp theo là Dự án Xây dựng xí nghiệp sản xuất gạch Block do Công ty TNHH Thuận Đạt làm chủ đầu tư có tổng diện tích trên 22.000 m2. Dự án được giao đất từ năm 2005. Sau 7 năm triển khai, dự án cũng đang đi đẹt ở xây tường rào, san nền, dựng một nhà kho khung thép, lợp tôn, di chuyển đường điện 35KV ra ngoài, lắp trạm biến áp điện, làm đường nội bộ, dựng cột bê tông cốt thép của nhà xưởng chính đồng thời triển khai lắp đặt dây chuyền sản xuất. Với những khối lượng công việc còn lại, phải hết quý I/2012 dự án mới có thể hoàn thành.
Ngoài ra, còn có các dự án khác chiếm diện tích đất từ trên 3.000 - trên 5.000 m2 được giao đất từ 7- 8 năm nay song tiến độ cũng không khả quan gì hơn các dự án đa nêu. Trong đó, có Dự án Xây dựng Trung tâm sách huyện Thanh Trì được giao đất từ năm 2003 nhưng đến nay mới hoàn thành giải phóng mặt bằng và dựng tường bao quanh khu đất.
Nguyên nhân sự chậm trễ
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các dự án nêu trên chậm tiến độ. Trong đó có các nguyên nhân: năng lực của chủ đầu tư yếu kém; thiếu vốn; chậm giải phóng mặt bằng; thủ tục cấp phép đầu tư chậm do đi qua quá nhiều các cơ quan hành chính, mà cơ quan nào cũng đều hợp lý và cần thiết…
Có thể lấy một ví dụ về dự án của công ty HACID. Năm 2003, UBND thành phố Hà Nội có quyết định giao hơn 20.000 m2 đất cho công ty. Nhưng hơn 1 năm sau mới bàn giao đất đợt 1 gần 20.000 m2, còn lại chưa giải phóng xong mặt bằng. Gần 5 năm sau, tức là năm 2008 UBND TP Hà Nội có văn bản chấp thuận về mặt nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng công trình nhà CT2, CT3. Gần 5 tháng sau, năm 2009, dự án được Sở quy hoạch kiến trúc chấp nhận phương án kiến trúc. Khoảng 3 tháng sau (tháng 4/2009), Công ty điện lực Hà Nội đồng ý cấp điện cho dự án và Phòng cảnh sát PCCC có văn bản về PCCC, Công ty kinh doanh nước sạch thỏa thuận cấp nước. Tháng 5/2009, UBND huyện Từ Liêm cấp Giấy chứng nhận xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Hơn 1 tháng sau, Sở xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở công trình nhà ở cao tầng. Tháng 7/2009, Cục tác chiến – Bộ Tổng tham mưu chấp nhận độ cao tĩnh không tòa nhà CT2, CT3.
Sau khi có văn bản gia hạn của UBND thành phố, Chủ đầu tư còn trải qua một loạt các công đoạn khác như: tháng 9/2010, Sở xây dựng có ý kiến về thiết kế cơ sở khu nhà vườn, biệt thự thuộc dự án. Tháng 10/ 2010 thành phố có văn bản về việc cấp trích lục bản đồ cho phần đất dự án đa giải phóng mặt bằng. Gần 2 tháng sau, tháng 12/2010 Sở Tài nguyên & Môi trường cấp trích lục bản đồ lô đất. 4 tháng sau (tháng 4/2011), Sở xây dựng cấp phép xây dựng khu nhà vườn, biệt thự. .. Kết quả là sau gần 9 năm, dự án bị liệt vào danh sách tiến độ “rùa”. Đó là một kết quả tất yếu.
Kiên quyết xử lý
Để giải quyết vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội đa chỉ đạo xử lý đối với 9 dự án được giao đất, thuê đất nhưng chậm tiến độ nêu trên tại công văn 6529 ngày 6 tháng 10 năm 2011. Trong đó, có 8 dự án được gia hạn thêm thời gian từ 1-5 năm. Sau thời gian cam kết, nếu không hoàn thành đúng tiến độ, các dự án trên sẽ bị thu hồi. Một dự án có thể bị thu hồi trong năm nay do thiếu vốn thực hiện. Sự chỉ đạo của Hà Nội là cần thiết mặc dù chậm. Song lỗi nhiều khi không phải do chủ đầu tư.
(Theo Công Luận)