SearchNews

Cha mất, cháu nội được thừa kế nhà do ông bà để lại

25/08/2014 11:28

Hỏi: Ông bà nội tôi khi mất không để lại di chúc. Trong khi đó, ông bà có để lại một căn nhà cổ. Theo cô chú tôi, do cha tôi mất trước nên tôi không còn quyền thừa kế phần di sản của ông tôi nữa, trừ trường hợp ông bà có để lại di chúc cho tôi.

Xin hỏi luật sư, cô chú tôi nói có đúng không và tôi có được quyền thừa kế tài sản của ông bà nội để lại?

Trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Thanh Trung (Thủ Dầu Một, Bình Dương)

thừa kế nhà ở
Khi con của người để lại di chúc chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di dản thì cháu được hưởng phần di sản đó.
 (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Trả lời: 

Điều 677 Bộ Luật Dân sự quy định: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Căn cứ vào quy định trên, hiện cô chú anh đã hiểu sai về pháp luật thừa kế. Mặc dù cha của anh đã chết trước khi ông nội của anh mất song anh vẫn được hưởng phần thừa kế theo pháp luật mà cha mẹ của anh đáng lẽ phải được hưởng nếu còn sống. 

Pháp luật thừa kế quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: Chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, con đẻ và con nuôi của người chết. 

Như vậy, anh sẽ được hưởng phần di sản bằng với phần di sản mà mỗi người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng.

Luật gia Nguyễn Văn Khôi

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu