Xin luật sư cho biết, liệu tôi có thể khởi kiện và đòi lại quyền sử dụng phần đất nói trên?
|
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở để giải quyết vụ việc. |
Trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp, luật sư tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, TAND sẽ giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau khi tranh chấp đất đai. Cụ thể, theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở để giải quyết vụ việc. Trong trường hợp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để được hòa giải.
Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã là tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Đồng thời, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cũng như các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong quá trình tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai. Tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã thực hiện việc hòa giải trong thời hạn không quá 45 ngày.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và UBND cấp xã xác nhận việc hòa giải thành công hoặc không hòa giải được. Sau đó, biên bản hòa giải sẽ được lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, đồng thời gửi đến các bên tranh chấp.
Căn cứ theo các quy định nêu trên, nếu việc hòa giải đất đai không thành, bạn có thể gửi đơn lên TAND để được giải quyết. Lưu ý, bạn cần chuẩn bị về chứng cứ chứng minh cho việc bảo vệ quyền sử dụng đất. Ngoài ra, bạn nên mời luật sư tham vụ kiện tranh chấp để đảm bảo cho vụ việc được giải quyết theo đúng trình tự quy định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
(Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An)