Xin cảm ơn!
(tambt@...)
|
Nhờ người khác đứng tên mua nhà có rủi ro hay không? (Ảnh minh họa) |
Trả lời:
Căn cứ để chứng minh quyền của chủ sở hữu/chủ sử dụng đối với bất động sản là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận).
Về mặt pháp lý, việc bạn nhờ em gái đứng tên Giấy chứng nhận là trái với quy định của pháp luật hiện hành. Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".
Trường hợp bạn nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận thì Nhà nước sẽ thừa nhận quyền sở hữu của người này đối với nhà đất trong khi thực tế họ không phải là chủ sở hữu thực sự của bất động sản. Vì thế, bạn sẽ không được Nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà thuộc quyền sử dụng và định đoạt nếu không chứng minh được đó là tài sản của mình.
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được quy định rõ tại Điều 47, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể như sau:
"Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn".
Nếu thỏa thuận này được xác lập thì đôi bên phải thực hiện đúng trình tự của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên nếu xảy ra rủi ro, tranh chấp. Lưu ý là, khi thỏa thuận nên tránh trường hợp quy định tại Điều 50, Luật Hôn nhân gia đình về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu.
"1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình."
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
(Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An)