SearchNews

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

29/08/2014 07:49

Hỏi: Gia đình tôi có nhận chuyển nhượng một thửa đất thuộc diện đất "hàng năm khác" từ tháng 9/2013 bằnga giấy viết tay. Đất này có diện tích 4x20m tại khu vực đường Võ Tiên Sư, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, Tp.HCM.

Đầu năm 2014, tôi và một số người cùng mua khác và chủ đất có lên phòng công chứng tư làm thủ tục ủy quyền sử dụng đất, có bản vẽ cụ thể của từng miếng đất. Tuy nhiên, đến lúc đó chúng tôi mới biết quyền sử dụng đất chỉ có thời hạn tám năm (sổ đỏ của chủ đất khoảng 11.000m2, trong đó có nhiều thửa khác nhau như thổ cư, nông nghiệp, HNK...)

Hiện tôi muốn làm thủ tục sang tên và chuyển mục đích sử dụng đất thành đất thổ cư thì phải làm những thủ tục gì?

(vunhatminh2786@... )

chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Người dân làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ảnh minh họa

Trả lời:

Về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Luật đất đai năm 2013 và nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định, trước khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người mua, bên bán phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở. Thủ tục sẽ được thực hiện tại UBND quận Thủ Đức, số tiền sử dụng đất phải đóng tiền tính theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn tất thủ tục nêu trên, hai bên sẽ tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông/bà tại phòng công chứng có thẩm quyền.

Về việc xin giấy phép xây dựng cho mảnh đất nhận chuyển nhượng

Căn cứ điều 89 Luật xây dựng năm 2014 có hiệu lực ngày 1-1-2015, thì không có chuyện kể từ năm 2015, chủ đầu tư xây tự do xây dựng không phải xin phép xây dựng, thủ tục chỉ cần làm đơn nộp tại phường để giải quyết như thư trình bày.

Theo quy định nêu trên, chỉ có một số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, I, k khoản 2 điều 89 Luật xây dựng mới được miễn giấy phép xây dựng và khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công và hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi và lưu hồ sơ.

Cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương không phải là UBND phường, xã, thị trấn. Hiện nay vẫn còn chờ hướng dẫn của Chính phủ về vấn đề này.

Trân trọng,

Luật sư Phạm Đình Sơn
Công ty luật TNHH Phạm Đình & cộng sự

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu