SearchNews

Hoang tàn chợ đầu mối

17/07/2012 08:15

Rất nhiều chợ đầu mối được đầu tư cả chục tỷ đồng, xây xong nhưng khi đưa vào sử dụng đều chung một số phận là chịu cảnh cửa đóng then cài.

Rất nhiều chợ đầu mối được đầu tư cả chục tỷ đồng, xây xong nhưng khi đưa vào sử dụng đều chung một số phận là chịu cảnh cửa đóng then cài. Đến nay, những khối tài sản lớn ngày càng trở nên hoang tàn.

Đặt nhầm chỗ, thiết kế không hợp lý, nằm xa trung tâm, bất cập trong quy hoạch... đó là những lý do khiến hàng loạt các khu chợ đầu mối được đầu tư hàng chục tỷ ở ven đô không hút được tiểu thương tới buôn bán. Hậu quả là, những khối tài sản lớn ngày càng trở nên hoang tàn, còn Hà Nội chợ thiếu và vẫn thừa.

Chợ xây xong rồi để hoang

Cách đây khoảng chục năm về trước, Hà Nội rộ mốt xây chợ. huyện nào, quận nào cũng đua nhau xin xây chợ với mong muốn chợ mới hiện đại sẽ dần thay thế cảnh buôn bán tạm bợ ở chợ cóc, chợ tạm... Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các chợ đầu mối này mặc dù đã xây xong nhưng khi đưa vào sử dụng đều chung một số phận là chịu cảnh cửa đóng then cài.

Chợ đầu mối Bắc Thăng Long (Hải Bối, Đông Anh, HN) được xây dựng trên tổng diện tích 30.000m2 với số vốn lên đến gần 13 tỷ đồng và được đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm 2004. Tuy nhiên chợ đầu mối này đã sớm bỏ hoang do không thu hút được tiểu thương.

hoang tàn chợ đầu mối

Có mặt tại khu chợ đầu mối Bắc Thăng Long sáng ngày 14/7, đập vào mắt là cảnh hoang tàn, cỏ dại mọc um tùm, nham nhở mà chợ không một bóng người. Phía hai khu nhà chờ chính trước đây xây dựng kiên cố giờ được chắp vá nhằng nhịt bởi những miếng tôn xanh đỏ và trở thành nơi tập kết phế liệu, đồ nội thất cũ...

Tìm gặp ban quản lý chợ thì nhận được câu trả lời của một người tại điểm trông thanh lý đồ nội thất trong chợ: "Ban quản lý chỉ có mặt ở đây vào lúc sáng sớm. Ngày thường đóng cửa không có ai cả".

Bác Trần Văn Tuất, chủ một cửa hàng tạp hóa đối diện với chợ đầu mối này cho biết ngày đầu chợ mới đi vào hoạt động, tiểu thương trong vùng đến buôn bán đông nhưng đến nay, số tiểu thương còn bám trụ ở đây đã giảm đi quá 2/3. Bây giờ chợ đầu mối này gần như bỏ hoang.

Bác Tuất giải thích: "nhiều tiểu thương đến buôn bán ở chợ đều nhận xét chợ thiết kế không hợp lý, ngày bình thường nắng xuyên từ bên này chợ sang bên kia chợ, hàng nông sản rau quả héo hết. Những ngày mưa, nước từ trên mái tôn đổ xuống tiểu thương nguồi bán hàng ướt như ngoài trời. Nắng không ổn, mưa cũng không yên hỏi làm sao tiểu thương có thể buôn bán được chứ?".

Nằm ngay bên kia cầu Thăng Long, cách chợ đầu mối Bắc Thăng Long không xa, chợ đầu mối nông sản Xuân Đỉnh (Từ Liêm) cũng "chết yểu" ngay từ ngày đầu đi vào sử dụng.

Theo tìm hiểu của PV từ một số tiểu thương còn buôn bán tại chợ được biết chợ đầu mối Xuân Đỉnh bỏ hoang như ngày hôm nay bởi chợ này nằm khuất trong ngõ hẻm, không thuận tiện giao thông cho vận chuyển hàng hóa vào chợ. Chợ ế ẩm vì thiếu vắng cả người bán lẫn người mua.

Khác hoàn toàn với chợ đầu mối Xuân Đỉnh, chợ Minh Khai (Minh Khai, Từ Liêm) giao thông thuận tiện, nằm ngay trên quốc lộ 32 với diện tích 41.500m2, kinh phí đầu tư cho hai giai đoạn đầu lên tới 27,322 tỷ đồng. Tháng 9/2010 chợ được đưa vào sử dụng với 400 gian hàng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn mọi hoạt động buôn bán kinh doanh tại chợ nhanh chóng bị ngưng lại.

hoang tàn chợ đầu mối

Trao đổi với PV, ông Long đại diện ban quản lý chợ Minh Khai, cho biết mặc dù nằm ở vị trí khá thuận lợi xong bất cập lớn nhất của chợ này là nằm quá gần chợ đầu mối Dịch Vọng, không thu hút được mối hàng. Mặt khác các chợ tạm, chợ cóc ở xung quanh còn quá nhiều khiến chợ này luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài"."Các kiốt, sạp hàng không một người buôn bán. Do vậy, giai đoạn 3 - xây dựng tòa nhà 24 tầng làm văn phòng cho thuê đã bình ngưng lại", ông Long cho biết thêm.

Mất tiền tỷ: Của chung không ai xót

Tương tự, chợ đầu mối Baza (Ninh Hiệp, Gia Lâm) được xây dựng với cợ sở hạ tầng rất tốt nhưng khu chợ đầu mối này chấp nhận bỏ hoang ngay từ ngày đầu đi vào sử dụng.

Cổng chợ biến thành điểm trông giữ xe máy, bán trà đá của một số người dân. Ông Luận, bảo vệ khu chợ này cho biết: "Ngày đầu tiểu thương vào buôn bán ở chợ hầu như chật kín các kiốt. Nhưng được một thời gian do không hút được khách tới mua hàng, các tiểu thương buôn bán ở chợ dần thưa đi. Nay vào chợ Baza này chỉ thấy xe ô tô đậu kín lối đi, những chỗ trống khác được kẻ vạch phân ô làm sân đá cầu chứ chẳng thấy bóng một quầy hàng nào mở cửa buôn bán".

hoang tàn chợ đầu mối

Theo như ông Luận, hiện các kiốt trong chợ vẫn được các tiểu thương thuê. Tuy nhiên, thay vì làm nơi buôn bán, các tiểu thương tại đây lại biến nó thành nhà kho chứ hàng.

Trao đổi với PV, một số ban quản lý chợ nhận định về tình trạng Hà Nội đang phải "bội thu" chợ đầu mối bỏ hoang là do nhiều khu chợ còn đặt nhầm chỗ, không thuận tiện giao thông, không hút được mối hàng... Đặc biệt lâu nay người dân thường có thói quen tiện đâu mua đó nên nhiều chợ đầu mối đã bị "giết chết" ngay từ khi ra đời.

Ông Long cho biết một số chợ đầu mối đã phải tính toán đến chuyện "chắp vá" sử dụng với nhiều mục đích khác từ việc trông xe, cho thuê làm nhà kho... rồi số khác cũng chuyển đổi công năng nhằm tránh lãng phí và bỏ hoang.

hoang tàn chợ đầu mối

Ghi nhân của PV tại các chợ đầu mối đang bỏ hoang trên địa bàn Hà Nội thấy rằng các chợ đầu mối này đang tìm đủ mọi các để có thể"chữa cháy". Đơn cử như chợ đầu mối Bắc Thăng Long, hoàn thành và đi vào sử dụng từ đầu năm 2004 với mục đích là chợ đầu mối nông sản. Tuy nhiên, sau gần 9 năm đi vào hoạt động, chợ đầu mối Bắc Thăng Long đã phải nhiều lần chuyển đổi công năng để cứu vãn cảnh hoàng tàn của chợ nhưng vẫn không thành.

Đến nay, chợ đã được chuyển đổi sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Hai nhà chờ chính được xây dựng kiên cố của chợ đã trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng cũ, nơi buôn bán, thanh lý đồ nội thất cũ... Bên cạnh đó chợ còn được tận dụng làm bãi trông giữ xe..

Không giống chịu cảnh "chắp vá" như chợ đầu mối Bắc Thăng Long, sau khi hoạt động không hiệu quả với đúng chức năng ban đầu của chợ đầu mối do không hút được tiểu thương, ban quản lý chợ đã mạnh dạn xin chuyển đổi công năng chợ Minh Khai sang thành chợ đêm và chợ đầu mối Xuân Đỉnh sang thành chợ dân sinh để tránh tình trạng chợ phải bỏ hoang.

Đang phải "bội thu" chợ đầu mối bỏ hoang thế nhưng, vừa qua Hà Nội lại tiếp tục kêu gọi đầu tư thêm nhiều dự án Trung tâm thương mại khác như: "Tổ hợp trung tâm thương mại và dịch bụ hỗn hợp", "Trung tâm bán buôn, bán lẻ hải sản - Khu thương mại và ẩm thực", "chợ dân sinh Lệ Chi", "chợ Đồng Tâm" với số vốn đầu tư khổng lồ như vậy thiết nghĩ có nên chăng?.


Bài liên quan

> Hà Nội rà soát quy hoạch lại chợ

> Chuyển đổi chợ: Bài học thành công từ Đồng Xuân, Bến Thành

> Chợ Dừa sau 7 năm “hiện đại hoá”

> Hà Nội: Rà soát hiệu quả xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại

> Đìu hiu "chợ hiện đại" giữa lòng Hà Nội

> Xem hình ảnh chợ Hà Nội xưa

(Theo VEF)



Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu