Tại Mỹ, trong tám tháng đầu năm, phân khúc nhà ở liền kề giao dịch được đạt 522 triệu USD. Con số này đã vượt qua mức của năm 2012 (356 triệu USD) và năm 2013 (537 triệu USD).
|
Số vốn đầu tư của các nhà đầu tư châu Á vào thị trường nhà ở liền kề tại Mỹ
trong năm 2014 đạt mức chưa từng có trong lịch sử. |
Trong đó, khối lượng đầu tư vào thị trường nhà ở cho nhiều gia đình ở Mỹ của các nhà đầu tư Châu Á chiếm đến18%, song sức mua từ khu vực Châu Âu và Trung Đông lại có phần giảm nhẹ. Canada vẫn dẫn đầu về khối lượng đầu tư tại thị trường nhà ở liền kề.
Thực ra, từ năm 2013, các nhà đầu tư Châu Á đã hướng đến nhà ở liền kề tại Mỹ và thị trường thu hút được nhiều người mua nhất là San Francisco với 326 triệu USD, kế đến là Los Angeles với 252 triệu USD và New York là 175 triệu USD. Và cứ 27 nhà ở liền kề được giao dịch thì chỉ có 1 giao dịch nhà độc lập.
Trưởng điều hành bộ phận Global Capital Markets của CBRE, Marc Giuffrida nói với World Property Journal: “Các nhà đầu tư Châu Á đang tăng cường khối lượng đầu tư vào thị trường, trong đó đáng kể nhất là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hong Kong".
Nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư trên thế giới đang ngày càng quan tâm đến thị trường này là vì giá nhà phải chăng và lượng hàng trên thị trường vẫn còn nhiều.
Thị trường nhà ở liền kề tại Seattle, Salt Lake City, Jacksonville, Orlando và phía bắc Florida cũng đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Chiến lược của nhà đầu tư ở những khu vực này tập trung vào những khu vực gần trường Đại học hoặc những khu vực đang thu hút lượng lớn người Trung Quốc đến ở. Các chủ đầu tư tin tưởng rằng loại căn hộ độc lập tại đây sẽ thu hút nhà đầu tư và những người mua nhà tiềm năng.
Thực tế, từ tháng 1/2013, người mua nước ngoài đã để ý đến thị trường nhà ở liền kề kể, trong đó, các đô thị loại 1 và loại 2 đang thu hút được lượng người mua lớn. Đây là xu hướng đi ngược lại với năm 2013, khi mà người mua chỉ tập trung vào các đô thị loại 2 và loại 3 trong suốt 8 tháng đầu của năm.