Hơn nữa, nguồn cung bất động sản (BĐS) có thể đầu tư tại đây cũng rất thấp. Nay đã khác, hiện môi trường đầu tư tại khu vực Đông Nam Á đang thay đổi và dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khôn ngoan.
Đại diện của JLL cho rằng, việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ thành lập chính thức vào cuối năm 2015 sẽ tăng cường sức hút của khu vực Đông Nam Á đối với các nhà đầu tư quốc tế. Trên thực tế, cộng đồng đầu tư cũng khá hoài nghi về việc tự do hóa thương mại hàng hóa, tuy nhiên điều này có thể đem lại cơ hội tốt cho đầu tư BĐS trong trung hạn.
Môi trường đầu tư tại khu vực Đông Nam Á đã thay đổi và dần trở nên hấp
dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. (Ảnh minh họa).
Ở khu vực này, việc tăng cường đô thị hóa, gia tăng lượng người giàu có, tầng lớp trung lưu và lượng khách du dịch tăng là điều rất có khả năng. Những yếu tố này sẽ hỗ trợ phát triển cho các BĐS văn phòng, công nghiệp, bán lẻ, nhà ở và giải trí. Trong một thập kỷ tới, khu vực ASEAN sẽ cần thêm 700 triệu mét vuông diện tích văn phòng, JLL dự báo.
Thực tế cho thấy, Philippines là nước có nền kinh tế gia công lớn nhất và phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Trong 2 năm tới, lĩnh vực gia công ở nước ngoài dự kiến tăng trưởng từ 15-18%, diện tích văn phòng theo đó cũng tăng cao.
Lợi suất đầu tư BĐS tại Manila cao hơn nhiều so với chi phí vay vốn và khoảng cách này đang rộng hơn so với những thị trường phát triển lâu đời như Singapore hoặc Hong Kong. Điều đó cho thấy, thực trạng thiếu hụt nguồn vốn vay và đầu tư nước ngoài vào phân khúc BĐS tại Manila, mặt khác là do các điều luật khắt khe về sở hữu BĐS. Nhưng có thể các nhà chức trách đang xem xét nới lỏng các quy định này. Giá thuê nhờ đó sẽ tăng và lợi suất đầu tư giảm, thế nên đây cũng là một thị trường cần theo dõi, quan sát.
Đồng thời, JLL cũng đưa ra khuyến cáo đối với các nhà đầu tư. Theo JLL, hiện có 3 con đường tiềm năng để tham gia nhiều hơn vào thị trường khu vực ASEAN.
Đầu tư vào Singapore là cách ít mạo hiểm nhất. Đây là một trong các phương thức dễ dàng nhất để đầu tư vào khu vực này bởi đất nước này là cửa ngõ để bước vào các quốc gia còn lại trong khu vực Đông Nam Á.
Cách ít rủi ro thứ hai là đầu tư vào các BĐS đã hoàn thiện và đã cho thuê tại các nước Đông Nam Á mới nổi với một đối tác trong nước đáng tin cậy.
Cuối cùng, phương thức nhiều rủi ro nhất đó là đầu tư vào các mảnh đất trống với hy vọng sẽ có được giấy phép đầu tư để tiến hành phát triển dự án.