Tiến sĩ Sukhdave Singh – Phó Thống đốc ngân hàng Negara Malaysia cho rằng chương trình DIBS thực sự có tác dụng trong việc giúp chủ đầu tư bán được các sản phẩm nhà đất.
Cụ thể, với chương trình này, người mua chỉ cần trả trước 10% giá trị của BĐS muốn mua, 90% còn lại sẽ được trả sau khi BĐS được hoàn thiện. Chủ đầu tư sẽ chịu hầu hết các khoản chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng.
Các nhà chức trách Malaysia vừa ban hành lệnh cấm chương trình DIBS trong nỗ lực
kĩm hãm tốc độ tăng giá nhà (ảnh: Wikimedia Commons)
Tuy nhiên, DIBS được coi là nguyên nhân chính khiến thị trường BĐS Malaysia trở thành “chảo lửa”. Giới phân tích cho rằng chương trình này đã khuyến khích các hoạt động đầu cơ, bán lại BĐS cho bên thứ ba nhằm hưởng lợi nhuận “nóng” ngay cả khi BĐS chưa hoàn thiện. Điều này khiến giá nhà đất Malaysia ngày càng tăng cao.
Ông Sukhdave cũng cho rằng DIBS khiến người mua nhà phải nắm giữ nguồn tín dụng không ổn định trong dài hạn, gia tăng nguy cơ rủi ro. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chương trình này bị chính quyền Malaysia nghiêm cấm.
Bên cạnh đó, ông Sukhdave cũng thông tin thêm giá BĐS Malaysia đang bắt đầu có xu hướng “hạ nhiệt” trên cả nước do kinh tế tăng trưởng chậm lại và tình trạng thừa nguồn cung BĐS thương mại tại các đô thị lớn.
Theo báo cáo của chính phủ liên bang, đầu tư BĐS vào Malaysia đã giảm tới 70% trong năm qua.