SearchNews

Dân chịu thiệt vì đo vẽ địa chính

28/12/2006 11:44

Nhiều người dân ở TP HCM lo đứng lo ngồi vì diện tích nhà đất tự nhiên bị thu hẹp lại; nhiều nhà khác thì đất lại giãn ra. Kéo theo việc đo vẽ đất của cán bộ địa chính là nhiều thủ tục, công đoạn nhiêu khê.

Nhiều người dân ở TP HCM lo đứng lo ngồi vì diện tích nhà đất tự nhiên bị thu hẹp lại; nhiều nhà khác thì đất lại giãn ra. Kéo theo việc đo vẽ đất của cán bộ địa chính là nhiều thủ tục, công đoạn nhiêu khê.

Anh Tuấn ở đường Bình Thới, quận 11, TP HCM cho biết, miếng đất của anh có diện tích trên 60 m2, sử dụng liên tục từ nhiều năm qua nhưng không biết lý do vì sao khi lập bản đồ địa chính, đơn vị đo vẽ đã tách ra làm hai thửa: một thửa diện tích 50 m2, thửa còn lại diện tích hơn 10 m2. Trong hai thửa chỉ có thửa lớn được đặt số, có ghi tên người sử dụng, thửa còn lại thuộc diện “ba không”: bị bịt kín, không có lối đi, không có số thửa và tên người sử dụng.

“Miếng đất nhà tôi liền lạc, đã xây nhà. Khi đo vẽ tôi cũng đã giải thích rõ điều này nhưng không hiểu lấy cơ sở nào đơn vị đo vẽ tự ý tách thửa, gây khó khăn cho gia đình tôi”, anh Tuấn bức xúc. Cũng vì vậy nhiều năm qua anh chưa hợp thức hóa chủ quyền nhà đất, chưa dám xin phép xây dựng nhà vì không biết giải thích với cơ quan chức năng ra sao.

Khá nhiều trường hợp rơi vào tình huống tương tự như anh Tuấn. Cùng một thửa đất nhưng đơn vị này đo vẽ diện tích nhỏ, đơn vị khác lại cho ra diện tích lớn hơn, khiến dân lúng túng. Chưa kể những phát sinh tranh chấp sau đó giữa các hộ.

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, đã có quy định trách nhiệm của các đơn vị đo vẽ nhưng trên thực tế các đơn vị đo vẽ sai ít khi bị chế tài, nếu có cũng chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính.

Phiền phức cho dân

Theo một cán bộ Sở Tài nguyên - Môi trường, trước đây do cách làm không thống nhất nên cùng một thửa đất nhưng 2 đơn vị đo vẽ lại cho ra diện tích khác nhau. Gần đây, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nghị định 181, việc đo vẽ đã chính xác hơn do thực hiện bằng máy kỹ thuật số.

Quan điểm của Sở là công nhận các trường hợp phát sinh tăng diện tích do kỹ thuật đo vẽ chưa chính xác. Nhưng khi hợp thức hóa chủ quyền, mua bán, xin cấp phép xây dựng, người dân phải chứng minh phần diện tích phát sinh thêm này. Phòng Tài nguyên - Môi trường quận 10 cho biết, nếu có diện tích đất phát sinh người dân phải làm cam kết, có thỏa thuận không tranh chấp của những hộ xung quanh, ngoài ra còn có xác nhận của UBND phường, xã. Khi đó quận mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận, một số nơi còn yêu cầu dân làm thủ tục để hợp thức hóa phần diện tích chênh lệch. Đó là chưa kể khi cấp giấy, các cơ quan căn cứ thời điểm bổ sung thêm diện tích phát sinh để tính thuế mà lẽ ra một số trường hợp được miễn giảm, căn cứ vào thời điểm sử dụng đất.

(Theo Tuổi Trẻ)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu