SearchNews

Ngõ phải rộng tối thiểu 3,5m

13/09/2006 09:33

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM vừa lấy ý kiến các quận, huyện về chỉ tiêu quy hoạch và quản lý đường hẻm trong các khu dân cư. Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Phòng quản lý quy hoạch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM, trao đổi về quy định lộ giới tối thiểu của thành phố.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM vừa lấy ý kiến các quận, huyện về chỉ tiêu quy hoạch và quản lý đường hẻm trong các khu dân cư. Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Phòng quản lý quy hoạch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM, trao đổi về quy định lộ giới tối thiểu của thành phố. 

- Vì sao phải quy định về lộ giới tối thiểu?

- Từ trước đến nay, trong các văn bản pháp luật không hề có quy định về tiêu chuẩn hẻm, chỉ có quy định về tiêu chuẩn đường. Từ thực tế tại TP HCM, Sở Quy hoạch - Kiến trúc được UBND TP giao xây dựng các quy định về tiêu chí hẻm để làm cơ sở cho các quận, huyện xây dựng và điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường hẻm.

Nhiều hẻm quy hoạch quá rộng đã bị “treo”, gây bức xúc cho người dân. Tiêu chí hẻm được xây dựng liệu có khắc phục tình trạng này?

- Theo dự thảo, chiều rộng hẻm tối thiểu (đối với các hẻm có chiều dài dưới 25m) không được nhỏ hơn 3,5m. Đường hẻm dài từ 25-50m thì lộ giới hẻm là 4m; từ 50-100m lộ giới 4,5m; từ 100-200m lộ giới tối thiểu 5m và hẻm dài trên 200m phải có lộ giới 6m. Xin lưu ý đây là các quy định về lộ giới tối thiểu chứ không phải tối đa.

Tùy đặc điểm giao thông, đất đai của khu vực mà lộ giới trên có thể rộng hơn. Đối với các quận, huyện ven, tùy thuộc tình hình địa phương có thể cho phép điều chỉnh quy định chiều rộng lộ giới tối thiểu cao hơn quy định trên từ 0,5-1m.

Người dân phản ánh nhiều hẻm cụt trong nội thành cũng bị quy hoạch 3,5-4m là không cần thiết?

- Theo tiêu chí đưa ra, hiện trong khu dân cư ngoài các loại đường hẻm như hẻm chính (nối thông với đường phố, lộ giới trên 12m), hẻm nhánh (đường hẻm nối với hẻm chính hoặc vào một hẻm nhánh khác), hẻm cụt (chỉ nối một đầu vào đường hẻm hoặc đường phố khác) còn có một loại hẻm gọi là lối đi chung.

Lối đi chung này thực chất là một hẻm cụt nhưng chỉ có một số ít căn hộ và chiều dài dưới 25m. Chúng tôi đang cân nhắc tiêu chí thế nào được gọi là lối đi chung. Hẻm cụt có bao nhiêu hộ thì đường hẻm được coi là lối đi chung của các hộ? Cơ sở pháp lý đối với lối đi chung thế nào, là đường công cộng hay chỉ thuộc về sở hữu của các hộ dân.

Vấn đề này sẽ được các quận, huyện góp ý. Theo tiêu chí Sở đã dự thảo, vì là lối đi chung, chiều dài ngắn, chỉ có ít hộ dân nên chiều rộng lối đi chung có thể nhỏ hơn 3,5m, chiều rộng này có thể do các hộ dân quyết định.

 (Theo Tuổi Trẻ)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu