Cách chọn tòa nhà
Về hình thức, nên chọn những tòa nhà có bề ngoài vuông vắn, được kết hợp từ nhiều nguyên đơn, những tác động giữa các tòa nhà với nhau cũng cần được quan tâm. Tốt nhất nên chọn những toà nhà ở giữa (nếu trong một cụm có 3 tòa nhà, nhà ở giữa sẽ có hai cánh hỗ trợ). Với cụm 2 tòa nhà trước sau thì nên chọn toà nhà phía trước (tạo thế dựa sơn). Nếu có hai toà nhà thì nam (chủ Công ty) chọn tòa nhà bên phải, nữ chọn toà nhà bên trái.
Những bộ phận quan trọng như ban điều hành công ty, phòng kế toán tài chính…
phải đảm bảo tụ khí - Ảnh minh họa
Chọn tầng theo tuổi
Khi chọn tầng nên chú ý đến yếu tố ngũ hành để phù hợp với tuổi của bạn theo Địa chi. Công việc của bạn sẽ hanh thông, thuận lợi nếu hành của mỗi tầng hợp với bạn.
Nếu Ngũ hành của tầng tương sinh tương trợ đối với Ngũ hành trong Địa chi của người sử dụng thì là cát, khắc với Ngũ hành Địa chi là hung. Nếu Ngũ hành Địa chi của gia chủ khắc với Ngũ hành của tầng là bình thường.
Xét về phong thủy, tầng 1 – 6 thuộc Thủy, tầng 2 – 7 thuộc Hỏa, tầng 3 – 8 thuộc Mộc, tầng 4 - 9 thuộc Kim, tầng 5 - 10 thuộc Thổ. Nếu số tầng lớn hơn 10 thì tính theo số lẻ của nó. Số tầng cũng ứng với năm sinh và Ngũ hành.
Bài trí phòng của “sếp”
Để tụ nhân khí và tạo sự gắn kết giữa các nhân viên công ty, phòng của “sếp” tốt nhất là ở vào phía trong, các phòng nhân viên bố trí ở bên ngoài. Cửa giữa gian ngoài và gian trong không nhất thiết mở ở giữa, mà nên bố trí sao cho tất cả đều có thể vào phòng “sếp” một cách nhanh nhất nhưng từ một bên cạnh. Bố trí này sẽ giúp cho tài khí từ phòng của “sếp” không bị tiết thoát ra ngoài.
Trong phòng của các nhân viên nên bày hoa cảnh, bể cá nôn bộ để không gian thêm tươi mát. Bức tường giữa phòng “sếp” và nhân viên nên bố trí kính pha lê đẹp sáng thì càng tốt, tuy nhiên cần được che kín.
Khu vực làm việc của từng bộ phận phải liên thông để thông khí theo quan niệm phong thủy. Điều này cũng sẽ tốt cho việc thoát hiểm khi có sự cố. Những bộ phận quan trọng như ban điều hành công ty, phòng kế toán tài chính… phải đảm bảo tụ khí.