Ngày Tam nương trong phong thủy phương Đông
Tam nương là ngày gì mà người xưa thường cho là rất xấu và tránh làm những việc quan trọng như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, động thổ,... vào ngày này
Theo quan niệm của người Trung Quốc xưa thì Tam nương có nghĩa ám chỉ 3 ngườ đàn bà là Muội Hỉ, Đát Kỉ và Bao Tự. Đây đều là giai nhân tuyệt sắc nhưng lại bị coi là "hồng nhan họa thủy" làm sụp đổ các triều đại nhà Hạ, Thương, Tây Chu trước Công Nguyên và gieo rắc xui xẻo cho những người có liên quan đến các nàng.
Đế chế 500 năm của nhà Hạ (khoảng 2100-1600 TCN) bị sụp đổ bởi vua Kiệt bị Muội Hỉ
mê hoặc.
Đát Kỷ bị người đời sau xem là hồ ly tinh biến thành để quyến rũ vua Trụ, khiến nhà
Thương rơi vào tình cảnh sụp đổ (khoảng 1600-1066 TCN).
Nhà Tây Chu (khoảng 1066-771 TCN) bị sụp đổ vì vua U bị Bao Tự làm cho u mê.
Chính vì lẽ đó nên ngày sinh và ngày mất của các nàng (theo sự truyền miệng của dân gian) bị xem là ngày Tam nương. Cụ thể là các ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 trong mỗi tháng âm lịch.
Ngày Nguyệt kì theo quan niệm phương Tây
Cách tính ngày tháng cũng như những quan niệm của phương Đồng và phương Tây tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngày Tam nương trong quan niệm phương Đông và ngày Nguyệt kì trong cách tính của phương Tây lại có sự trùng nhau. Nguyệt kì nghĩa là là lịch tuần trăng trăng tròn, trăng khuyết trong một tháng.
Tử vi phương Tây quan niệm có 12 cung hoàng đạo. Trái đất tự quay quanh mình và mặt trăng quay quanh trái đất, khoảng 2 ngày rưỡi, mặt trăng lại sẽ di chuyển qua “vùng trời” khác. Khi mặt trăng chuyển sang cung hoàng đạo mới cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một dòng năng lượng mới được hình thành (theo từng cung) và sự thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống của trái đất.
Sự thay đổi của Mặt Trăng cũng có ảnh hưởng đến vạn vật trên trái đất.
Thời điểm trăng non trong tháng là khi năng lượng của vũ trụ tràn đầy nhất và mọi người có thể tiến hành làm những việc trọng đại như làm ăn hay kí kết hợp đồng. Quá trình di chuyển của trăng non thành trăng lưỡi liềm sẽ rơi vào khoảng ngày mùng 3 âm lịch, thành trăng thượng huyền vào ngày 7 âm lịch hàng tháng. Vì vậy, 2 ngày đó được xem là thời khắc giao thời nửa tối nửa sáng, mọi việc được làm tại thời điểm này thường bị lỡ dở.
Từ ngày 8-13 âm lịch là thời kì diễn ra trăng khuyết. Thời điểm này được cho là lúc cần tập trung giải quyết các vấn đề. Ngày 13 là giai đoạn chuyển từ bán nguyệt sang trăng tròn nên bị xem là đen đủi. Giai đoạn trăng tròn từ 14 - 18 âm lịch hàng tháng được xem là những ngày tốt, có thể gặt hái những thành quả sau một thời gian dài thực hiện. Tuy nhiên, năng lượng lại sẽ bấp bênh vào thời điểm chuyển giao từ trăng tròn sang trăng khuyết (ngày 18), khi đó vạn vật sẽ xảy ra những xung động lớn. Bắt đầu từ ngày 22, lại bắt đầu chuyển giao sang một cung hoàng đạo mới nên nguồn năng lượng cũng trở nên suy yếu dần. Thời điểm trăng tàn bắt đầu tàn là từ ngày 27, đây cũng là lúc các “phù thủy” thích nhất vì khi này, giác quan thứ 6 của con người mạnh nhất, rất phù hợp cho việc cúng tế.
Chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Dù có những quan niệm khác nhau, song cả tử vi phương Đông và phương Tây đều luôn có những ngày xấu mà nguồn năng lượng trong những ngày này thường không ổn định. Đến nay, nhiều gia đình vẫn nghe theo quan niệm của người xưa vì câu"có thờ có thiêng, có kiêng có lành" cả dân gian.