SearchNews

Đà Nẵng: Khách sạn đua nhau mọc phớt lờ cảnh báo

06/01/2014 07:31

Mặc dù thực trạng thừa khách sạn (chủ yếu 1-3 sao) tại Đà Nẵng đã được Sở VHTTDL cảnh báo nhưng khách sạn vẫn đua nhau mọc lên trong khi địa phương vẫn chưa có một quy hoạch nào về việc xây khách sạn.

khách sạn Đà Nẵng
Các khách sạn 4-12 tầng thi nhau mọc trên đường biển Võ Nguyên Giáp 

Theo báo cáo của Sở VHTTDL, số lượng khách sạn 1-3 sao tại Đà Nẵng hiện đang trong tình trạng cung vượt cầu vào mùa thấp điểm du lịch.

Do đó, Sở khuyến cáo các tổ chức, cá nhân cần chuyển hướng đầu tư kinh doanh linh hoạt vào các mùa phục vụ du lịch khác nhau, như dịch vụ ẩm thực Việt, nhà hàng đặc sản (chuyên phục vụ một đặc sản đặc trưng), trung tâm mua sắm, bảo tàng tư nhân, khu vui chơi giải trí, tụ điểm văn hóa (cà phê, âm nhạc), quán bar...

Phớt lờ cảnh báo trên, hàng loạt khách sạn cũ mới vẫn thi nhau mọc lên tại nhiều khu vực tại Đà Nẵng, như phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn), các tuyến đường An Thượng 30, Đỗ Bá, Phan Tôn, Lê Quang Đạo, Hoàng Kế Viêm.. có ít nhất 10 khách sạn từ 4-12 tầng đang xây dang dở.

Đó là chưa kể đến các “phố khách sạn” đã được hình thành từ lâu như tuyến đường Hà Bổng, Dương Đình Nghệ (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà)...

Công tác đầu tư hạ tầng du lịch tại Đà Nẵng cũng để lộ nhiều điểm yếu như chưa có quy hoạch cụ thể cho việc xây khách sạn.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, Tổng Thư ký Hiệp hội khách sạn Đà Nẵng, việc đầu tư ồ ạt những khách sạn vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng xuất phát từ hiệu ứng đám đông.

“Nhiều nhà đầu tư cho rằng kinh doanh khách sạn là “miếng bánh ngon” dễ sinh lời, nên dù họ chưa có một chiến lượt xây dựng bền vững từ đào tạo nguồn nhân lực cho đến quản lý khách sạn họ vẫn đầu tư ồ ạt”, ông Tuấn cho hay.

Theo ông Tuấn, các cơ quan quản lý nhà nước nên tư vấn, hướng nhà đầu tư đến các hạng mục cũng nằm trong ngành du lịch như: Nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí… thay vì cấp phép đăng ký xây dựng khách sạn mới ồ ạt.

“Đà Nẵng nên có quy hoạch, phân loại khách sạn cụ thể. Đồng thời các nhà trường đào tạo nghề cần nhìn nhận một thực tế từ các yêu cầu của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu từ thị trường. Như vậy ngành du lịch của chúng ta mới được bền vững và phát triển được” - ông Tuấn cho biết.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu