Theo số liệu này, trong số 12 quận được tiến hành khảo sát, từ phân khúc căn hộ chung cư bình dân, trung cấp tới cao cấp tại phần lớn các địa bàn đều có giá tăng nhẹ so với đầu năm. Từ đó có thể thấy, còn nhiều yếu tố tác động làm cho biên độ giá chỉ dao động trong khoảng hẹp mặc dù người mua đã có tâm lý tích cực hơn.
Đặc biệt, tại phân khúc bình dân, chỉ số đã ghi nhận giá giao dịch trên địa bàn quận Hoàng Mai. Chỉ số giá của các quý tại đây dao động nhẹ trong khoảng 81-82%. Trong 2 quý cuối năm, phân khúc chung cư trung cấp tại quận Hoàng Mai không có sự thay đổi về giá và dừng ở con số khá khiêm tốn là 73%. Trong một địa bàn đẹp của thành phố, phân khúc chung cư cao cấp ở quận Tây Hồ cũng dậm chân tại chỗ trong suốt 3 quý liên tiếp với 76%. Có thể thấy, so với quý I/2014 và cả năm 2013, giá chung cư cao cấp ở quận Tây Hồ giảm từ 77% xuống 76% (giảm1%).
|
Phân khúc chung cư nội đô Hà Nội có giá tăng nhẹ (ảnh minh họa) |
Tại phân khúc trung cấp, mức tăng giá cao nhất của ghi nhận ở quận Thanh Xuân, Hà Đông và 2 quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm với mức tăng 3% trong quý IV so với quý III/2014. Cùng thời điểm, tại quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Long Biên, phân khúc này có mức tăng 1%.
Tăng giá tốt nhất ở phân khúc chung cư cao cấp là quận Cầu Giấy, từ 74% lên 79% với 5 điểm phần trăm. Tại thời điểm quý IV/2014, chung cư cao cấp ở quận Thanh Xuân đã tăng giá 2% so với quý trước đó. Theo đó, tại quận Thanh Xuân, chung cư cao cấp đã có 2 quý liên tiếp tăng giá tốt, từ 86% vào quý II lên tới 89% của quý III và 91% của quý IV. Như vậy, xét về cả 2 phân khúc cao cấp và trung cấp trong số 12 quận được ghi nhận vào chỉ số chung thì địa bàn quận Thanh Xuân và Cầu Giấy có diễn biến giá tốt nhất.
Về sự giữ giá và phục hồi so với thời điểm gốc quý I/2011 (100%), giá chung cư trung cấp tại quận Hai Bà Trưng tính chung cả năm 2014 mất giá ít nhất khi mức giá đạt 98%. Sau đó là chung cư cao cấp tại Thanh Xuân với 88%. Xếp thứ ba là chung cư trung cấp tại quận Ba Đình với mức giá là 85%.