SearchNews

Hướng đi nào cho xi măng Việt Nam?

22/04/2010 16:29

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 3 năm 2010 sản lượng xi măng của cả nước ước đạt 4,09 triệu tấn, tăng 1,23 triệu tấn so với tháng 2 và đưa lượng xi măng sản xuất trong quý 1 lên 11,13 triệu tấn; trong khi đó lượng xi măng tiêu thụ của quý 1 trên thị trường nội địa ước đạt 10,27 triệu tấn

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 3 năm 2010 sản lượng xi măng của cả nước ước đạt 4,09 triệu tấn, tăng 1,23 triệu tấn so với tháng 2 và đưa lượng xi măng sản xuất trong quý 1 lên 11,13 triệu tấn; trong khi đó lượng xi măng tiêu thụ của quý 1 trên thị trường nội địa ước đạt 10,27 triệu tấn 

Được xem là một trong những nước có sản lượng xi măng nhiều nhất thế giới hiện nay, Việt Nam hiện có trên 105 dây chuyền với công suất thiết kế hơn 61 triệu tấn xi măng đang hoạt động và sản lượng xi măng sản xuất trong cả nước vào khoảng 53 triệu tấn Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ trong nước vào năm 2010 chỉ khoảng 48-50 triệu tấn.

Để giải bài toán cho lượng xi măng dư thừa hiện nay, nhiều giải pháp đã được đưa ra và một trong những giải pháp đó là xuất khẩu xi măng. Từ cuối năm 2008, Tổng công ty xi măng Việt Nam (Vichem) cùng các doanh nghiệp đã tìm đến những thị trường lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc để tìm đầu ra. Một số doanh nghiệp khác đã tìm đến các thị trường xa hơn như châu Phi, châu Âu, châu Mỹ…

Tuy nhiên theo đánh gía của ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch hiệp hội vật liệu xây dựng Việt Nam, mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn xi măng trong năm 2010 là khó khả thi. Các doanh nghiệp trong nước từ trước đến nay chỉ chú trọng đến thị trường trong nước mà chưa chú ý đến thị trường xuất khẩu. Mặc dù chất lượng sản phẩm xi măng của Việt Nam không kém sản phẩm cùng loại của nước khác nhưng do chi phí vận chuyển nên giá thành bị đội lên. Hơn nữa giá thành clinker tại một số nơi như Thái lan rẻ hơn của Việt Nam khoảng 10% nên giá thành xi măng của họ sẽ rẻ hơn. Mặt khác, các đơn hàng xuất khẩu hiện còn qua trung gian nên phải chịu một khoản chi phí môi giới nên giá thành sản phẩm tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam. 

Trên thực tế có những doanh nghiệp của Việt Nam như Công ty xi măng Cẩm Phả đã xuất khẩu được 12.500 tấn sang thị trường châu Phi và đã ký được hợp đồng xuất khẩu 40.000 tấn/tháng sang thị trường Nam Phi và vùng lân cận với đối tác Pionaire Finance Ltd. Ngoài ra còn hoàn tất việc đàm phán với đối tác để ký hợp đồng khung đưa clinker và xi măng vào thị trường Mỹ và Nam mỹ. Xi măng Hà Tiên xuất khẩu hơn 16.000 tấn sản phẩm sang thị trường Campuchia; Xi măng Hoàng Mai cũng đã xuất sang châu Phi, Trung Đông và một số nước khác...

 Việc đặt ra mục tiêu xuất khẩu trong dài hạn của xi măng Việt Nam là hướng đi đúng, đặc biệt với các thị trường tiềm năng như châu Phi hay những nước đang phát triển. Hơn nữa xuất khẩu sẽ là cái van điều tiết thị trường xi măng trong nước hiện nay và tương lai./.

  Hương Lan

   

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu