Ảnh minh họa.
Các thành phố châu Á - Thái Bình Dương là một trong những thị trường bất động sản đang phát triển nhanh nhất trên thế giới, tuy nhiên những thành phố này vẫn chưa bắt kịp đà tăng trưởng của những thị trường châu Âu và Bắc Mỹ về cường độ đầu tư.
Báo cáo mới nhất của Công ty TNHH Jones Lang Lasalle (JLL) về Chỉ số Cường độ đầu tư đã so sánh khối lượng đầu tư trực tiếp bất động sản thương mại tại các thành phố trong 3 năm theo quy mô nền kinh tế của các thành phố trong top 30, trong đó chỉ bao gồm bốn thành phố thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Sydney (xếp thứ 8), Melbourne (xếp thứ 16), Hồng Kông (xếp thứ 28) và Tokyo (xếp thứ 30).
Cũng theo báo cáo, thị trường bất động sản tại những thành phố như Bangalore, TP.HCM và Thượng Hải mặc dù đang phát triển với tốc độ rất nhanh, tuy nhiên những thành phố này vẫn còn nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư tương ứng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
“Mặc dù các thành phố mới nổi ở châu Á - Thái Bình Dương đang thu hút một lượng đầu tư bất động sản lớn trên toàn cầu, báo cáo mới nhất của chúng tôi cho thấy một số phương thức có thể thực hiện trước khi họ tăng cường độ đầu tư", TS. Megan Walters, Giám đốc Nghiên cứu, JLL châu Á - Thái Bình Dương cho biết.
“Tuy nhiên, sự cân bằng đang bắt đầu thay đổi. Những gì chúng ta đang nhìn thấy là các nhà đầu tư bất động sản đang tìm kiếm cơ hội để đáp ứng đa dạng nhu cầu đầu tư ở những thành phố đang phát triển. Ước tính có khoảng 60% các dự án văn phòng tương lai trên toàn cầu sẽ đến từ các thị trường mới nổi đến năm 2020", TS. Megan Walters cho biết thêm.
Báo cáo cũng chỉ ra các thành phố mới nổi cần tăng cường tính minh bạch, cải thiện quy trình giám sát và xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh để thu hút nhà đầu tư bất động sản trong dài hạn khi cơ hội đầu tư đang còn tiềm năng rất lớn.
Theo báo cáo, một số “thành phố mới nổi” khác như Manila, Jakarta, Mumbai, Delhi và Bangalore vẫn chưa cho thấy được tiềm năng trở thành những điểm đến cho các nhà đầu tư bất động sản do các vấn đề khác nhau tính minh bạch, cơ sở hạ tầng, những mặt hạn chế của thị trường, quyền sở hữu và sự biến động kinh tế và chính trị. Tại các thành phố này, các nhà đầu tư thường nhìn vào sự phát triển của bất động sản, công nợ và gia tăng rủi ro.
Tuy nhiên, một số thành phố lớn mới nổi như Kuala Lumpur và Bangkok - đang tạo sự quan tâm lớn của nhà đầu tư. Những thành phố này sẽ thu hút đầu tư mạnh trong vài năm tới khi giá trị cổ phiếu và tính minh bạch được cải thiện.
Trong khi đó, các thành phố lớn của Úc vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư như cả hai thành phố Sydney và Melbourne đều nằm trong top 30 của chỉ số cường độ đầu tư. Mức độ minh bạch cao, tính bền vững và nền kinh tế phát triển mạnh đã thu hút các nhà đầu tư đến những thành phố này. Dự kiến khu vực này sẽ đạt mức giá thuê văn phòng và tăng trưởng giá trị vốn đầu tư cao nhất thế giới năm 2017.
Theo Nhịp sống kinh doanh