SearchNews

M&A bất động sản tiếp tục sôi động, lộ diện nhiều gương mặt mới

13/03/2014 09:24

Hoạt động M&A các dự án BĐS giúp tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục pháp lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường và giải tỏa mặt bằng. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp Việt ưu chuộng phát triển dự án thông qua loại hình này.

Trong giai đoạn 2009-2013, khi thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bán dự án đều là các doanh nghiệp trong nước, gặp nhiều khó khăn về vốn, phải bán dự án để cân đối tài chính. Đây chính là cơ hội thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm, có được dự án tại Việt Nam nhanh và an toàn, tiết kiệm thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, xu hướng này đã được xoay chuyển, các doanh nghiệp trong nước dần trở thành người làm chủ trong các thương vụ M&A có quy mô lớn cả về vốn và diện tích. Dẫn đến việc trên thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp BĐS nội phát triển mạnh mẽ về quy mô sau một thời gian dài đi thâu tóm dự án.

Có thể kể đế như Novaland, chỉ trong 3 năm, doanh nghiệp này đã phát triển nhanh chóng quỹ đất từ 4 dự án lên hơn 40 dự án. Đặc biệt, trong năm 2016, Novaland đã mua khoảng 30 ha đất tại khu Nam Rạch Chiếc, quận 2 từ VinaCapital. Đầu năm 2017, doanh nghiệp này đang thương lượng với một số công ty sở hữu quỹ đất khá tốt tại quận 5 để nhận chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư.

Hoạt động M&A dự án BĐS
Hoạt động M&A dự án BĐS tiếp tục sôi động

Ngoài ra, có thể kể tới Công ty CP Địa ốc Đất Xanh. Doanh nghiêp này đã M&A 7 dự án, nâng tổng số dự án đang triển khai lên con số 20. Tập đoàn Hưng Thịnh trong năm qua cũng đã thâu tóm 12 dự án lớn nhỏ nằm tại khu Đông, Nam và Tây Bắc của Tp.HCM bằng cách mua 100% các doanh nghiệp đang sở hữu đất hoặc dự án. Đại diện của tập đoàn này cho biết, đầu nưm 2017, doanh nghiệp đang thực hiện kế hoạch thâu tóm khoảng 5-7 dự án khác, cụ thể vừa nhận chuyển nhượng một quỹ đất khá lớn tại Cam Ranh (Nha Trang) để chuẩn bị đầu tư sang phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.

Một gương mặt khá mới trong thị trường M&A dự án là An Gia Investment. Doanh nghiệp này cũng đang được chú ý đến nhờ vào khả năng "săn" dự án và hợp tác với quỹ đầu tư Nhật Bản. Mới đây nhất, công ty này và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) công bố đã hoàn tất việc mua lại 7 block thuộc dự án khu dân cư phức hợp Lacasa, quận 7 từ Tập đoàn Vạn Phát Hưng.

Trước câu hỏi tại sao lại chọn M&A thay vì tự phát triển quỹ đất để làm dự án mới, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng cách thức này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian liên quan đến các thủ tục pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến bồi thường và giải tỏa mặt bằng. Nếu phát triển một dự án mới, công đoạn này có khi lên đến hơn 1 năm trời trong khi cần phải tận dụng thời gian khi thị trường đang phát triển tốt.

Cùng quan điểm, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư trong nước thời gian vừa qua vẫn chiếm ưu thế lớn về số lượng giao dịch chuyển nhượng do có ưu thế trong việc tiếp cận quỹ đất, sự thông hiểu về thị trường và hệ thống pháp lý. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi có biết nhưng chưa hiểu rõ về cách thức thực hiện.

"Ngoài sự vận động tự thân của thị trường, các nhà đầu tư trong nước cũng gần gũi và hiểu biết được thị trường một cách sâu sắc hơn, vì vậy có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận để mua lại các dự án BĐS có giá trị ngày càng lớn", ông Marc đánh giá.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu