SearchNews

Thị trường bất động sản “tan băng” nhờ phát triển nhà ở xã hội

10/12/2014 07:33

Khi nhắc đến nhà ở xã hội người ta thường nghĩ đến những khu chung cư mới được xây dựng và bán giá ưu đãi cho người nghèo đô thị.

Do đó còn tồn tại ý kiến sự hỗ trợ về nhà ở chỉ dành cho người nghèo đô thị còn dân nghèo vùng nông thôn liệu có thiệt thòi. Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm nhà ở xã hội cần phải được hiểu đầy đủ hơn để thấy tính nhân văn của chính sách này.

Hướng tới mọi đối tượng

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy cho hay chỉ khi Chiến lược phát triển Nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2010 thì khái niệm nhà ở xã hội mới thực sự được làm rõ.

Quan điểm về nhà ở xã hội được đưa ra trong chiếc lược có tính đột phá, phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và cả người dân; đồng thời xác định phải phát triển đồng thời hai loại nhà ở.

Một là, nhà ở thương mại theo thị trường hàng hóa giành cho đối tượng có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.

Hai là, nhà ở xã hội là nhà ở thị trường phi hàng hóa có sự hỗ trợ của Nhà nước để giảm giá thành.

Thứ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định, khi quan điểm về nhà ở xã hội đã được thông suốt, Chính phủ, Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hàng loạt chương trình phát triển nhà ở xã hội trọng điểm phù hợp với từng khu vực, từng nhóm đối tượng cụ thể chứ không chỉ bó gọn trong loại hình chung cư cho người thu nhập thấp đô thị.

Tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ X, báo cáo của Chính phủ cho hay tính đến hết quý 3/2015, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp kinh phí để xây dựng mới, cải tạo nhà ở đối với 80% người có công trong số gần 80.000 hộ theo kế hoạch tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg. Đồng thời, Chương trình 167 giai đoạn 1 đã hỗ trợ 530.000 hộ n ghèo khu vực nông thôn và giai đoạn 2 đang tiếp tục triển khai với khoảng 311.000 hộ.

Đối với khu vực ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1 đã giải quyết chỗ ở an toàn, ổn định cho 146.000 hộ dân và giai đoạn 2 đã tăng thêm hơn 50.000 hộ.

Khu vực thường xuyên bị bão lũ ở miền Trung cũng đã hoàn thành giai đoạn thí điểm với 700 căn và giai đoạn mở rộng đã lên tới con số 28.000 căn nhà chống bão, lũ.

Đối với chương trình nhà ở xã hội khu vực đô thị, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 135 dự án. Trong đó 51 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp có quy mô xây dựng 25.850 căn hộ với tổng mức vốn đầu tư khoảng 9.560 tỷ đồng; 84 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, quy mô xây dựng 28.550 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 6.730 tỷ đồng.

Cả nước hiện đang triển khai 171 dự án nhà ở xã hội. Trong đó, số lượng dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là 108 dự án, quy mô xây dựng khoảng 61.290 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 31.760 tỷ đồng; 63 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với quy mô xây dựng khoảng 69.300 căn hộ, có tổng mức đầu tư khoảng 18.800 tỷ đồng.

Riêng chương trình phát triển nhà ở sinh viên đã có 85 dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, giải quyết chỗ ở cho khoảng 330.000 sinh viên.

Thông qua các chương trình phát triển nhà ở xã hội trọng điểm, đến nay đã có khoảng 780.000 hộ gia đình, tương đương khoảng trên 3 triệu người nghèo, người thu nhập thấp được cải thiện chỗ ở.

thị trường bát động sản
Thị trường bất động sản “tan băng” nhờ phát triển nhà ở xã hội

Nhóm lửa trong mưa

Trở lại thị trường bất động sản giai đoạn 2010 trở về trước với những đặc điểm phổ biến như thiếu ổn định, khi nóng sốt, lúc trầm lắng, đóng băng theo từng chu kỳ. Sản phẩm bất động sản tuy nhiều nhưng giá có xu hướng tăng lên khiến người nghèo, người thu nhập thấp khó tiếp cận và sở hữu.

Giai đoạn đỉnh điểm là những năm 2011-2012, thị trường gần như “bất động” với giá trị tồn kho gần 130.000 tỷ đồng. Điều đáng nói là đại đa số dân cư đô thị vẫn không thể mua và sở hữu nhà ở. Bởi 80% người dân đô thị có thu nhập trung bình và thấp trong khi phần lớn dòng sản phẩm bất động sản giai đoạn này thuộc phân khúc trung và cao cấp.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng đã thẳng thắn chỉ ra rằng chính sự lệch pha “cung-cầu” quá lớn, thừa quá nhiều sản phẩm trung và cao cấp, trong khi thiếu quá nhiều sản phẩm bình dân, giá rẻ là nguyên nhân dẫn đến sự “đóng băng” của thị trường trong giai đoạn này.

Và cách tháo gỡ duy nhất là phải khắc phục điểm yếu này, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa một cách hợp lý để sản phẩm bất động sản phù hợp với mọi đối tượng, phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của thị trường.

Một nhóm giải pháp đồng bộ đã được Bộ Xây dựng đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội, được Chính phủ cụ thể hóa tại NQ 02 năm 2013 và NQ61 năm 2014

Thêm vào đó là sựu hoàn thiện cơ chế, chính sách, việc rà soát phân loại các dự án bất động sản được thực hiện trên toàn quốc.

Nhiều dự án xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại (chia nhỏ căn hộ) cho phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

Hay các chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT được áp dụng đối với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội.

Điểm nổi bật chính là gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá bán thấp...

Chính từ đây lượng giao dịch bất động sản thành công liên tục tăng, bắt đầu từ phân khúc sản phẩm trung bình và thấp rồi lan dần sang khu vực sản phẩm trung và cao cấp.

Trong năm 2014, lượng giao dịch thành công tại Hà Nội tăng gần 2 lần, tại Tp. HCM tăng gần 1,3 lần so với năm 2013.

Bước sang năm 2015, 10 tháng đầu năm, tại tại Hà Nội có khoảng 16.200 giao dịch thành công, tại Tp.HCM có khoảng 15.500 giao dịch thành công (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2014)

Đến tháng 10/2015 lượng hàng tồn kho đã giảm 72.262 tỷ đồng xuống còn 56.286 tỷ đồng ( mức giảm tương đương 56,21%) so với quý 1/2013.

Giá nhà ở được kéo về sát với giá trị thực và tương đối ổn định; trong đó có khu vực đã giảm tới 30% so với thời kỳ sốt nóng năm 2010, giúp người mua được hưởng lợi.

Có thể nói phát triển nhà ở xã hội chính là luồng khí nóng làm tan băng thị trường bất động sản, dần đưa cán cân cung – cầu về sự cân bằng.

Chọn tháo gỡ khó khăn cho thị trường bằng chính sách mà lại phát triển được quỹ nhà ở xã hội vốn đang rất thiếu để dân nghèo hưởng lợi từng được ví như “nhóm lửa dưới mưa.”

Tuy nhiên các giải pháp đồng bộ đã được chứng minh bằng sự hồi phục nhanh chóng của thị trường bất động sản Việt Nam, việc phát triển nhà ở xã hội - ngọn lửa nhóm dưới mưa đã thành công.

 

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu