Cụ thể, diễn biến của thị trường chuyển nhượng khách sạn tại Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan đều không có nhiều sôi động. So với cùng kỳ năm 2014, lượng giao dịch của Thái Lan đã giảm 89% dù cho tỉ lệ lấp đầy của các khách sạn tại nước này tới khoảng 80%, bên cạnh đó, thủ đô Bangkok cũng là một trong những TP có lượng khách du lịch lớn nhất trên thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường chuyển nhượng khách sạn Châu Á
Thái Bình Dương đã có sự giảm sút khá mạnh
Tờ Bangkok Post đưa tin, do nguồn cung mới là không nhiều nhưng nguồn cầu vẫn duy trì ở mức cao nên giá thuê phòng tại Thái Lan cũng đắt đỏ hơn khiên tình hình kinh doanh khách sạn của nước này đang có nhiều khởi sắc. Trong thời gian tới, các nhà đầu tư trên thế giới cũng có thế bị hấp dẫn bởi chính những diễn biến này.
Trong khi đó, so với tổng lượng giao dịch chuyển nhường toàn khu vực trong 6 tháng đầu năm nay, riêng thị trường Australia và Nhật Bản đã chiếm tới 73%. Savills cũng nhận định, 2 thị trường này vẫn luôn dành nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư Châu Á.
Với 3 vụ chuyển nhượng khách sạn trở thành tâm điểm trong thời gian qua, Hong Kong cũng là một thị trường có nhiều giao dịch lớn. Cụ thể đó là: Renaissance Habour View trị giá 1,2 tỷ USD; Grand Hyatt trị giá 752 triệu USD; Hyatt Regency Tsim Sha Tsui trị giá 437 triệu USD.
Cũng trong tháng 7 vừa rồi, Reuster cũng đưa tin, một giao dịch cũng khá tầm cỡ khác vừa mới được hoàn thành, đó là thương vụ chuyển nhượng khách sạn InterContinental Hong Kong trị giá 938 triệu USD của Tập đoàn InterContinental Hotel Group (IHG) sang cho Supreme Key Limited.