Tỷ lệ nhà bỏ trống tại các vùng ngoại ô Nhật Bản ngày càng tăng lên chóng mặt.
Với sự gia tăng dân số nhanh chóng, lên đến 38 triệu người, Tokyo đã trở thành thành phố đông dân nhất trên thế giới. Thủ đô của Nhật Bản có sức hấp dẫn rất lớn đối với người trẻ ở các vùng ngoại ô, họ đã di chuyển tới thủ đô để sinh sống, làm việc và bỏ lại những căn nhà cũ. Điều đáng nói là, những ngôi nhà này hầu như không được bán lại và chỉ có giá trị về đất nơi nó tồn tại.
Thêm vào đó, thị hiếu về những ngôi nhà mới cũng đang trở thành xu hướng tại đất nước Nhật Bản. Những ngôi nhà được thiết kế quá đơn giản với chất liệu gỗ đã chiếm đến hơn 1/2 thị trường nhà ở tại đây và bị mất giá sau 22 năm, đồng thời, sẽ bị khấu hao hoàn toàn sau 47 năm, theo Bloomberg.
Ngoài ra, sự sụt giảm dân số cũng là một vấn đề đáng được quan tâm khác, số lượng nhà ở vượt quá nhiều ngôi nhà so với nhu cầu sử dụng thực tế. Hiện dân số của Nhật Bản là 127 triệu, dự báo, mỗi năm sẽ giảm 1 triệu dân trong thập kỷ tới tại các khu ngoại ô.
Sự di cư đến Tokyo ngày càng đông, đã khiến dân cư ở các khu vực nông thôn và ngoại ô các vùng đô thị lớn trở nên thưa thớt dần, điều này buộc chính phủ Nhật Bản sẽ phải đưa ra những quyết định hết sức khó khăn về việc cắt giảm dịch vụ.
Takashi Onishi, Giáo sư quy hoạch đô thị cho biết: Tại Nhật Bản, cơ sở hạ tầng quá lớn, vì vậy, khi dân số giảm mạnh, buộc chính phủ nước này sẽ phải cắt giảm các dịch vụ như nước, bảo dưỡng cầu, đường...
Đồng thời, Bloomberg cũng cảnh báo, số lượng nhà mới được xây dựng tại Nhật cũng đang bắt đầu giảm, dù không nhanh như sự sụt giảm dân số.