Hong Kong là quốc gia có thị trường khách sạn rất phát triển
JLL cho biết, có nhiều giao dịch trong số các giao dịch tại Hồng Kông có tiềm năng được chuyển đổi thành khu dân cư hoặc văn phòng. Giai đoạn gần đây, nhiều chủ khách sạn cũng đang xem xét chuyển đổi tài sản của họ để trở thành văn phòng cho thuê bởi nhu cầu này đang ngày càng lớn.
Ông Mike Batchelor - Giám đốc đầu tư châu Á, Tập đoàn Khách sạn của JLL cho biết: "Đối với nhà đầu tư, giá bán khách sạn ở Hồng Kông tính trên mỗi mét vuông đang rất hấp dẫn so với các loại BĐS khác, đây là một trong những nhân tố thúc đẩy các giao dịch gần đây. Các khách sạn như J Plus Hotel đã được giao dịch cho mục đích chuyển đổi để trở thành tòa nhà văn phòng".
Nhật Bản là quốc gia có nhà đầu tư trong nước hoạt động tích cực nhất
Nhật Bản theo báo cáo trên vẫn là ngôi sao trong lĩnh vực đầu tư khách sạn tính từ năm 2013. Quốc gia này sở hữu khối lượng giao dịch là hơn 1,2 tỷ USD tính đến tháng 9/2017. Năm 2020, Tokyo sẽ đăng cai Thế vận hội Olympics nên du lịch chắc chắn sẽ tăng trưởng ở giai đoạn này.
Ông Batchelor đánh giá: “Nhà đầu tư khách sạn nội địa luôn tích cực tại Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang nhìn thấy sự tăng trưởng đáng kể của các nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản nhờ nguyên tắc cơ bản của thị trường tiếp tục được cải thiện và Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường có mức lãi suất hấp dẫn nhất khu vực. Chúng tôi có niềm tin chắc chắn về các hoạt động đầu tư của thị trường này ở Quý cuối cùng của 2017."
Cuối năm, khối lượng giao dịch nhiều khả năng sẽ mạnh
Thực tế, tỏng 9 tháng đầu năm 2017, tổng khối lượng đầu tư khách sạn ở Châu Á Thái Bình Dương đạt 5,3 tỷ USD. Con số này giảm 22% so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ trong quý 3, hoạt động bán hàng đã đạt tới 1,2 tỷ USD trong toàn khu vực. Trong số đó, các giao dịch ở quý cuối đạt khoảng 1,5 tỷ USD đến 2 tỷ USD. Các giao dịch này chủ yếu sẽ diễn ra tại Nhật Bản.
Ông Batchelor đánh giá rằng, tổng lượng đầu tư khách sạn năm 2017 sẽ đạt từ 7,5 tỷ USD đến 8,0 tỷ USD ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Con số này đã giảm nhẹ so với mức 8,6 tỷ USD năm 2016. Lý do được đưa ra là do thiếu nguồn cung khách sạn bán ra đồng thời chênh lệch giá giữa người bán và kỳ vọng của người mua cũng là nguyên nhân chính...