Từ những thành công trong lĩnh vực sản xuất rượu bia, ông chủ Công ty TNHH Hòa Bình đang nổi lên với nhiều dự án bất động sản trên đất Hà Thành.
Doanh nhân nổi tiếng từ bia
Người nổi tiếng từ bia ông Nguyễn Hữu Đường – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hòa Bình chủ đầu tư dự án Hòa Bình Green City đã có những chia sẻ rất “thật” của ông về lĩnh vực bất động sản, cũng như những câu chuyện xung quanh thị trường bất động sản Việt Nam trong ngày ông công bố chính thức dự án Tổ hợp nhà ở Hòa Bình Green City ngày 21/10/2011.
Vị chủ tịch này hiện nổi tiếng là người giàu có, nhưng người dân Hà Nội gọi ông với cái tên rất giản dị là ông Đường bia hay ông Đường Malt bởi ông nổi tiếng từ bia. Năm 1975 ông tham gia quân đội, đến năm 1979 ông ra quân rồi buôn bán kiếm sống, đến năm 1981 ông xin vào đội đạp xích lô chở bia thuê cho Công ty bia Hà Nội, hơn 10 năm bôn ba chở bia thuê cái tên Đường bia đã nổi tiếng từ đó.
Đến năm 1989 ông bắt đầu lao vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh bia. Rồi sau đó ông càng nổi tiếng hơn với doanh nghiệp tư nhân của mình đầu tư 250 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất malt (nguyên liệu để sản xuất bia), và đây cũng là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Không chỉ với những câu chuyện thành công đáng khâm phục của một doanh nhân vượt khó với thương hiệu mà không lẫn đi đâu được là Đường bia hay Đường Malt. Giờ đây, ông còn là một người được xem là giàu có trong giới bất động sản với dự án Somerset Hòa Bình, Hòa Bình Green City,…
Ông Đường bia, rồi Đường malt và Đường tháp đôi
Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 21/10/2011 công bố dự án Hòa Bình Green City ông Đường chia sẻ, cách đây khoảng năm tôi đã cũng đã có bức thư gửi Bộ Chính trị có bày tỏ đừng lấy đất của dân để xây dựng chung cư và đô thị mới. Bởi vì chắc chắn là khó bán, hiện nay ở Hà Nội không phải là 3 năm nữa mới dư thừa nguồn cung mà ngay bây giờ đã dư thừa quá nhiều rồi.
Ví dụ như có 300 căn ở dự án Quang Minh gần sân bay nội bài, từ 2001 đến này mới chỉ có 7 căn có người về ở, mà những căn hộ là có quảng cảnh đẹp sông Cà Lồ chạy quanh, có đường giao thông thuận tiện mà vẫn không bán được. Đó chính là yếu tố nhu cầu, hiện nay người dân có tiền người ta cũng không lên đấy để ở, ngoài ra thì thu nhập của người dân cũng chưa phải là cao.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, dư thừa căn hộ nhưng ông “vua” bia vẫn quyết tâm xây dựng dự án căn hộ để bán tại số 505 Minh Khai, giải thích về điều này ông nói, không phải ở đâu cũng thừa, hiện nhu cầu nhà ở tại Hà Nội rất lớn nhưng những sản phẩm đem lại thì không phù hợp với nhu cầu. Ông cho rằng, làm bất động sản điều quan trọng nhất vẫn là vị trí, vị trí và vị trí.
Bên lề hội nghị, ông Đường đã có những chia sẻ với phóng viên:
Được biết, Hòa Bình đang phát triển kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó bất động sản cũng đem đến nhiều thành công với Somerset Hòa Bình, Hòa Bình Green Apartment hay khách sạn Hòa Bình Palace, vậy ông có thể chia sẻ đôi chút về kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này?
Công ty của chúng tôi ngay từ khi mới thành lập, tôi luôn mong muốn làm được những gì tốt nhất cho mình và cũng như cho mọi người. Chính vì thế mà tôi cũng đã thu được những thành công. Trong lĩnh vực bất động sản, tôi luôn suy nghĩ cần nhìn xa một chút.
Khi kinh doanh tòa tháp đôi trên đường Hoàng Quốc Việt, khi đó là tôi chọn lĩnh vực là văn phòng và căn hộ cho thuê, tuy nhiên, lúc đó thì những chủ đầu tư xin đất làm dự án thì lại làm nhà ở. Khi đó tôi xác định Việt Nam là điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài, và là nước đang phát triển công nghiệp thì văn phòng chắc chắn là sẽ thiếu, và căn hộ cho người nước ngoài thuê.
Giải thích về xu hướng đầu tư ngược dòng với nhiều chủ đầu tư, ông Đường chia sẻ, tất nhiên là cần phải có sự học hỏi và cũng phải có lòng dũng cảm. Bởi nếu làm nhà ở thì có thể thu được tiền ngay từ bán nhà, làm văn phòng và căn hộ cho thuê nếu có người thuê thì thành công và nếu không có người thuê dễ phá sản. Vì thế, cần có một định hướng dài hơi và cũng cần có sự dũng cảm.
Với cách làm trước đây ông thường đi ngược với xu hướng đầu tư của người khác. Vậy với sự xuất hiện của Hòa Bình Green City hiện nay là dự án căn hộ để bán, vậy tại sao ông lại chọn hướng đi này khi thị trường căn hộ đang dư thừa nguồn cung nhiều như hiện nay?
Cái dư thừa căn hộ bởi vì vị trí, và hiện nay là thu nhập với tình hình lạm phát như hiện nay, suy thoái như hiện nay các doanh nghiệp làm ăn rất khó khăn. Người dân muốn mua nhà cũng cần có công việc ổn định, vì thế nhà ở dư thừa thời điểm này, và dư thừa ở địa điểm khác.
Tuy nhiên, cũng vẫn có những doanh nghiệp làm ăn tốt, lương người lao động cao nên họ vẫn có khả năng mùa nhà những bây giờ họ có nhiều sự chọn lựa. Họ được chọn lựa những sản phẩm tốt, giá cạnh tranh, vị trí tiện lợi.
Việc Hòa Bình đầu tư xây dựng dự án tại số 505 Minh Khai trên khu đất của nhà máy cũ buộc phải di dời ra ngoại thành. Nhưng điều quan trọng là làm gì trên mảnh đất đó. Nếu làm văn phòng hiện nay thì “chết ngay”, và chắc chắn là khó cho thuê được. Vậy chỉ có làm TTTM và nhà ở, tuy nhiên, làm như thế nào mới là quan trọng.
Dự án Hòa Bình Green City với vị trí đặc địa như thế, tôi hướng đến làm sản phẩm tốt, có thể nói là cao cấp hiện nay nhưng giá cả rất phải chăng chỉ từ 24,1 triệu đồng/m2 nhằm đến đối tượng là những người trẻ tuổi có thu nhập khá.
Trong thời gian tới ông có định hướng triển khai thêm những dự án bất động sản nào khác ngoài Hòa Bình Green City?
Trong thời gian tới, Công ty cũng sẽ đầu tư xây dựng một dự án căn hộ dịch vụ cho thuê. Dự án này có vị trí rất đắc địa ở trung tâm thành phố, nằm tại số 31 Kim Mã trên diện tích gần 3000m2, trước đây thành phố đã duyệt quy hoạch 25 tầng những hiện nay phải làm việc lại để điều chỉnh quy hoạch. Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng đang tính và làm việc với thành phố đầu tư dự án nhà thu nhập thấp trên diện tích gần 4000m2 tại Lĩnh Nam.
(Theo TTVN)