Vì vậy, hãy cùng Dothi.net điểm qua những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Thần Tài mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần phải biết.
Sau khi đem tượng về phải lau thật sạch
Sau khi mua tượng Thần Tài về, gia chủ cần lưu ý lau tượng sạch sẽ rồi mới đặt lên bàn thờ. Tốt nhất là nên đun nước lá bưởi, nhúng giẻ vào nước để sạch lau tượng Thần Tài. Nếu sau khi mua tượng Thần Tài về mà lại đặt ngay lên bàn thờ, Thần Tài sẽ bị ảnh hưởng bởi bụi bặm phía bên ngoài, mất đi tính linh thiêng.
Lau bàn thờ vào mùng 4/1 âm lịch, 14 âm lịch và cuối tháng
Theo quan niệm dân gian, nên dùng nước hoa bưởi để lau bàn thờ, bởi nước hoa bưởi có khả năng thanh tẩy tà khí, giúp cho bàn thờ luôn sạch sẽ. Lưu ý khăn để lau bàn thờ và khăn tắm của Thần Tài không được nhầm lẫn và chỉ được dùng trong việc lau dọn bàn thờ.
Tụ khí cho bàn thờ Thần Tài
Sau khi lập xong bàn thờ, trong vòng 100 ngày đầu tiên, gia chủ cần phải thắp nhang liên tục để giúp cho bàn thờ tụ khí. Ngoài ra, mỗi ngày gia chủ cũng cần phải thay nước và thắp một nén nhang. Vào những ngày lễ như này rằm, mùng 1... thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập, còn muốn xin điều gì thì thắp 3 nén nhang theo hàng ngang.
Lưu ý một năm chỉ nên rút chân ra ra một lần vào 23 tháng Chạp và đem hóa cùng với tiền giấy, vàng mã. Sau khi hóa thành tro, gia chủ nên đổ chút rượu vào chỗ vừa hóa.
|
Trong vòng 100 ngày đầu tiên kẻ từ khi lập bàn thờ mới, gia chủ cần phải thắp nhang liên tục để giúp cho bàn thờ tụ khí |
Không gian trước và sau của bàn thờ
Một trong những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Thần Tài là phía trước và phía sau bàn thờ không được bừa bộn hay bám bẩn. Không gian phía trước bàn thờ phải bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát. Nếu như trước mặt bàn thờ có vết bẩn, “bề trên” sẽ cảm thấy nơi này không sạch sẽ, không được tôn trọng, từ đó gây ra các hoạt động phá phách, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ.
Đặc biệt, đằng sau của bàn thờ phải được dựa vào vách tường vững chãi, tránh việc đặt dựa vào cửa sổ khiến cho luồng khí xung quanh cũng bị xao động theo, vượng khí trong căn nhà theo hướng cửa sổ mà thoát ra ngoài.
Chọn đúng loại đồ cúng trên bàn thờ
Theo quan niệm của người xưa, “Đông bình Tây quả”, nghĩa là phía bên phải của bàn thờ (theo hướng nhìn từ ngoài vào) nên đặt bình hoa (hay còn gọi là Lọ Lộc Bình). Trong bình hoa thường cắm các loại hoa mang ý nghĩa may mắn như hoa đồng tiền (tài vận), hoa hồng (may mắn), hoa cúc (trường thọ)... Phía bên trái của bàn thờ nên trưng bày đĩa trái cây (thông thường là mâm ngũ quả).
Lưu ý khi chọn hoa trên bàn thờ cần tránh những loại hoa mang ý nghĩa không may mắn như hoa đại (hoa sứ), hoa phong lan, hoa phù dung...
|
Lưu ý khi chọn hoa trên bàn thờ, cần tránh những loại hoa mang ý nghĩa không may mắn |
Vị trí của bàn thờ Thần Tài
Một trong những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Thần Tài quan trọng nhất chính là hướng và vị trí của bàn thờ không đúng. Thông thường, khi đặt bàn thờ Thần Tài, gia chủ chọn các cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc), Thiên Lộc (hướng Đông Nam) và theo hướng 4 chòm sao tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị) để có thể mang đến nguồn tài lộc, vận khí và may mắn tới cho gia chủ cũng như cả gia đình.
Không được để bàn thờ ở phía dưới hoặc đối diện với gương, nhà vệ sinh, đèn (những nơi có quá nhiều ánh sáng) hoặc chậu rửa tay để tránh tác động xấu của các vật ô uế, không linh thiêng.
Đồng thời, không nên đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí bên cạnh hoặc ngay dưới bàn thờ tổ tiên vì có thể xây ra sự xung khắc, ảnh hưởng xấu tới cả hai.
Thắp nhang hằng ngày (đặc biệt đối với các hộ kinh doanh)
Nếu như nhà gia chủ làm kinh doanh, nên thắp nhang buổi sáng trước khi mở hàng và vào buổi tối để phù hộ làm ăn kinh doanh phát đạt hơn.
Ngoài những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ Thần Tài trên đây, vẫn còn một số lưu ý khác như: Lộc cúng không được chia cho người ngoài, màu bộ thờ không được xung khắc với mệnh gia chủ, không để hoa héo, lá héo trên bàn thờ...