SearchNews

Phong thủy giếng trời trong ngôi nhà bạn

27/03/2014 08:30

Hiện nay, thiết kế giếng trời trong nhà đang trở nên rất phổ biến, được nhiều người ứng dụng trong xây dựng.

Không chỉ mang lại nguồn ánh sáng, giúp không khí trong nhà lưu thông tốt hơn, giếng trời còn có vai trò quan trọng trong phong thủy, có thể mang lại nguồn vượng khí tối đa cho chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Giếng trời là gì?

Giếng trời là thuật ngữ để nói về khoảng không gian trong nhà, có vai trò quan trọng trong việc giúp không gian trong nhà được thông thoáng hơn. Đặc biệt với những ngôi nhà được thiết kế theo dạng nhà ống, giếng trời gần như đã trở thành phần không thể thiếu trong thiết kế kiến trúc.

Giếng trời là gì?
Giếng trời có vai trò rất quan trọng trong kiến trúc nhà ở - Ảnh minh họa

Vai trò của giếng trời trong phong thủy

Trong phong thủy học, không gian trong ngôi nhà có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến cuộc sống của chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. 

Theo các chuyên gia phong thủy, một ngôi nhà “đạt chuẩn” phải đáp ứng được đầy đủ các yếu tố: vị trí đẹp, hướng tốt, và không gian chất lượng. Nếu một người sống trong ngôi nhà ẩm thấp, cũ kỹ, bụi bặm, không nhận được ánh sáng mặt trời, thì người đó sẽ bị ảnh hưởng, tác động xấu bởi âm khí, tổn hại đến chính bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

Vai trò của giếng trời trong phong thủy
Giếng trời góp phần mang lại vượng khí cho ngôi nhà của bạn - Ảnh minh họa

Không chỉ vậy, xét về khía cạnh khoa học, việc sống trong một căn nhà ánh sáng không tốt, không khí trong nhà không được lưu thông sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng của người ở.

Thông thường, ở các thành phố lớn, kiến trúc nhà ống là kiến trúc xây dựng phổ biến nhất, vừa tiết kiệm diện tích, lại vừa có thể khai thác được không gian trống trong căn nhà một cách tối đa. Với kiến trúc nhà ống, giếng trời gần như trở thành một phần không thể thiếu.

Đặc biệt, trong phong thủy học, giếng trời kết hợp với các tiểu cảnh, vật phẩm phong thủy khác cũng hoàn toàn có thể mang lại tài lộc, may mắn, thành công cho gia chủ.

Cách thiết kế giếng trời chuẩn phong thủy

Trong thiết kế nội thất, thường thì các kiến trúc sư sẽ kết hợp giếng trời với tiểu cảnh, bể cá,...để đem lại điểm nhấn ấn tượng trong không gian của ngôi nhà. Tiểu cảnh kết hợp với giếng trời không chỉ góp phần thanh lọc không khí, tạo được ấn tượng thị giác cho ngôi nhà, mà còn bổ sung nguồn dương khí, đem lại may mắn, tài vận.

Tuy nhiên, để có thể đem lại nguồn vượng khí tối đa nhất có thể, cần phải xác định được vị trí thiết kế giếng trời trong nhà, từ đó xác định được bố cục phong thủy sao cho phù hợp nhất.

Cách thiết kế giếng trời chuẩn phong thủy
 

Với vai trò là đem lại nguồn ánh sáng cũng như giúp không khí trong nhà được lưu thông, thường thì giếng trời sẽ được bố trí ở khu vực trung cung (trung tâm của ngôi nhà). Trong phong thủy, trung cung ngôi nhà có ngũ hành thuộc mệnh Thổ, cân bằng với các yếu tố ngũ hành khác theo nguyên tắc Mộc chuyển - Kim ẩn - Thổ trung dung hay Hỏa thăng - Thủy giáng - Thổ bình hòa.

Như vậy, khi thiết kế giếng trời trong nhà chuẩn phong thủy, gia chủ cần đặt giếng trời ở những vị trí có cung tốt như cung Thiên mệnh, cung Tài lộc, cung Quý nhân,...

Mặc dù giếng trời không có hướng cụ thể, nhưng thông thường, mọi người đều kiêng đặt giếng trời ở hướng Bắc của ngôi nhà.

Tùy thuộc vào kiến trúc của ngôi nhà, không phải lúc nào gia chủ cũng có thể thiết kế giếng trời ở vị trí trung cung, thay vào đó, có thể đặt giếng trời ở những cung khác tốt hoặc vị trí có thể bổ khuyết cho ngôi nhà. Ví dụ một ngôi nhà bị xiên, gia chủ sẽ đặt giếng trời ngay vị trí đó để sửa chữa được góc khuyết của ngôi nhà.

Xem thêm: Vị trí đặt két sắt giúp thu hút tiền tài, danh vọng

Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời chuẩn phong thủy

Nếu gia chủ thiết kế giếng trời phong thủy ở phòng ăn, nên kết hợp giếng trời với tiểu cảnh non bộ. Bởi vì phòng ăn có ngũ hành thuộc mệnh Mộc, bổ sung thêm cây cảnh, suối nước giúp tương sinh (Thủy sinh Mộc).

Khi bố trí nội thất trong căn nhà, nhất là những khu vực xung quanh giếng trời, cần lưu ý đến yếu tố ngũ hành hài hòa.

Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời chuẩn phong thủy
Cần lưu ý đến việc hài hòa các yếu tố ngũ hành - Ảnh minh họa

Mục đích của việc mở giếng trời là giúp không gian trong nhà nhận được nhiều ánh sáng, khí lưu thông tốt (phong thủy gọi việc làm đó là tạo cân bằng âm dương, giếng trời được mở tại khoảng giữa của ngôi nhà sẽ giúp luồng khí được kích hoạt, tính hoạt động của Trung Cung Dương Cơ cũng tăng lên). Song, đối với những căn nhà mà không quá dài, diện tích nhỏ, không bị tối, không có phòng bị kẹp giữa thì không nhất thiết phải tạo giếng trời ở giữa mà chỉ cần tạo thông gió cho nóc buồng thang và thông thiên ở phía sau, tại vị trí này có thể kết hợp cùng với sàn nước và sân phơi.

Nhiều trường hợp mở giếng trời có thể gây chói chang, nắng nóng hắt vào nhà, nhất là với những hướng có ánh sáng mặt trời gay gắt (phong thuỷ gọi hiện tường này là gây mất cân bằng, Dương thịnh Âm suy).

Bạn cũng nên bố trí không gian sinh hoạt nơi giếng trời, không nên biến nơi đây thành cái giếng hút khí đơn thuần. Kết hợp giếng trời với hành lang làm nơi nghỉ ngơi thư giãn hoặc đặt cây xanh là cách tốt nhất.

Với những mặt bằng méo mó thì nên đặt giếng trời tại các góc méo và theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để tạo được hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Nếu muốn tiết kiệm diện tích, bạn có thể kết hợp giếng trời với ô trống giữa hay bên cạnh cầu thang.

Các làm này tuy không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì sẽ tốt cho khả năng luân chuyển nội khí và vách cầu thang có thể được trang trí để trở thành một trục nhấn toàn nhà.

Ngoài ra, khi thiết kế giếng trời cần phải dựa trên thực tế về phương hướng của ngôi nhà, về nắng gió để bố trí thêm mái che cho phù hợp giúp ánh sáng được điều tiết, tránh để mưa tạt hay nắng gắt vào nhà. Đối với trường hợp giếng trời để trống hoàn toàn như một sân trời thì cần phải làm kỹ các công đoạn trong việc thu nước mưa và tạo sân vườn, non bộ, xử lý tường bên hông, nền nhà… để tránh sự thấm dột và đạt được hiệu quả sử dụng cao.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu