Dưới đây là một số lưu ý phong thủy khi thiết kế cầu thang trong nhà:
1. Về hình dạng của cầu thang
Không khí thường di chuyển nhanh từ tầng này qua tầng khác nhờ cầu thang. Nhất là, khi có người lên xuống theo các bậc cầu thang thì không khí lại càng di chuyển nhanh hơn. Để đạt được mục đích tích tụ khí trong nhà thì thiết kế cầu thang càng dốc càng tốt. Nên thiết kế cầu thang dạng vòng xoắn ốc ở đầu và bậc lớn để vòng và cũng nên dùng gỗ hơn là đá hay kim loại.
Nên thiết kế cầu thang dạng vòng xoắn ốc ở đầu, bậc lớn để vòng và dùng
chất liệu gỗ hơn là đá hay kim loại.
2. Cách bố trí cầu thang
Vị trí kị nhất khi thiết kế cầu thang là trung tâm của ngôi nhà, bởi, kiểu thiết kế này sẽ khiến “cái phụ lấn át cái chính”. Mục đích sử dụng cầu thang là để di chuyển, lưu thông, vì vậy, người lên xuống liên tục sẽ gây nên sự náo nhiệt, làm lãng phí nơi quan trọng nhất của ngôi nhà. Hơn nữa vận thế của gia chủ cũng sẽ bị sa sút bởi việc “giẫm đạp” thường xuyên này.
Vị trí của cầu thang không được xung với cửa chính, xung ở đây không chỉ là đối diện trực tiếp với cửa mà còn là với cả hướng đi nữa. Ví dụ: hướng của cửa chính là hướng đông thì lối đi cầu thang tốt nhất nên quay về hướng Nam hoặc Bắc. Trong trường hợp không thể thay đổi được vị trí đã có, bạn nên dùng các vật có tác dụng ngăn cách như bình phong, giá đựng đồ hay tủ để giúp tụ khí, nếu không, luồng khí sẽ đến rồi đi mà không thể giữ được.
Không nên đặt cầu thang ở phương Sát, bởi, gia chủ sẽ dễ gặp phải những tai họa hoặc là xảy ra tranh chấp. Nếu đặt cầu thang ở phương Hổ, tức là phía bên phải nhìn từ trong nhà ra ngoài cửa, thì đa phần phụ nữ làm chủ trong nhà và không tốt cho nam giới.
Vị trí tốt nhất để đặt cầu thang là ở vị trí tài. Bởi, sẽ vị trí này sẽ giúp thúc đẩy tài vận của gia chủ rất tốt. Xét từ góc độ huyền không thì dù cầu thang cao hay thấp, lớn hay nhỏ thì đều xem như Thủy, vì vậy, nên đặt ở vị trí Thành Môn, Long Thần, còn từ góc độ Trạch Giáp thì nên đặt ở vị trí Sinh Khí, Diên Niên hay Thiên Y.