Cùng Dothi.net đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu những vấn đề xoay quanh chuông gió phong thủy nhé.
Ý nghĩa của chuông gió trong phong thủy?
Trong phong thủy học, chuông gió là một trong số ít vật phẩm phong thủy sở hữu sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố: "gió" và "chuông". Chuông, hay còn có tên gọi khác là "chung", "khánh" là một trong những vật dụng thường thấy trong phong thủy, có tác dụng "đánh thức" các vị thần và đem lại sự phù trợ. Trong khi đó, "gió" là yếu tố giúp cho các nguồn khí được luân chuyển, có thể đem lại vượng khí, cũng như đẩy lùi âm khí ra bên ngoài.
|
Ý nghĩa của chuông gió trong phong thủy? |
Chính vì vậy, ý nghĩa của chuông gió trong phong thủy là tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi, đồng thời còn mang đến phúc khí cho chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, gia chủ cần phải biết cách treo chuông gió ở cửa chính cũng như các khu vực xung quanh sao cho đảm bảo phát huy được nguồn vượng khí một cách tối đa.
Đón vượng khí nhờ treo chuông gió phong thủy đúng cách
Chuông gió trong quan niệm của phong thủy là một vật phẩm mang nhiều ý nghĩa to lớn. Tác dụng phổ biến, được nhiều người biết đến nhất của chuông gió phong thủy là chức năng điều hòa sinh khí, thu hút nguồn năng lượng tốt từ bên ngoài vào phong căn nhà, đồng thời còn giúp gia chủ ngăn chặn nguồn khí xấu.
Chuông gió thường được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, thông dụng nhất là chuông gió kim loại, chuông gió gốm sứ, chuông gió bằng gỗ,...Tất cả đều có điểm chung là loại vật phẩm nhằm mục đích kích hoạt âm thanh, giúp bổ sung phần cảm nhận về thính giác cho không gian sống.
|
Chuông gió phong thủy có tác dụng mang lại sinh khí và trừ tà khí cho nhà ở |
Vật liệu để làm chuông gió ngày nay cũng phong phú hơn với gốm, thủy tinh hay pha lê… Nhưng xét theo phong thủy thì chuông gió làm bằng kim loại vẫn là tốt nhất. Cội nguồn chất liệu của chuông gió ít ai ngờ được đó lại là thủy tinh, nhưng kim loại với âm sắc thánh thót và trong trẻo sẽ giúp phát huy tối đa việc hội tụ năng lượng đất trời và luân chuyển trong ngôi nhà của gia chủ.
Người xưa vẫn thường xem chuông gió phong thủy mang đến điều may mắn, tài lộc, bởi, chúng có chức năng nghênh tiếp ở cửa ra vào hoặc cửa sổ, hay ban công. Ngày nay, mục đích treo chuông gió của mọi người là vì “nghe đồn đem đến may mắn”, hay treo cho vui cửa vui nhà bởi chúng phát ra tiếng “lóc cóc leng keng". Trên thực chất, vận khí của một ngôi nhà phụ thuộc vào nhiều các yếu tố cơ bản như thế đất, phương hướng của ngôi nhà, vật liệu cấu thành, thậm chí là cả thiết kế nội thất... còn không thể trông chờ vào phép màu một vài xâu tiền xu cổ hay những vật phẩm phong thủy được.
Theo các nhà phong thủy học, chọn vị trí và hướng treo chuông gió phong thủy cũng nên tuân theo các nguyên tắc của Ngũ hành. Bên cạnh đó, người ta còn phân ra từng loại khác nhau theo từng loại chất liệu và số thanh của chúng để chọn hướng cửa phù hợp nhất mà treo. Chuông gió thường được treo ở của chính hoặc cửa sổ. Song, dù treo ở vị trí nào thì vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc chung là phải ở nơi có gió trời và tốt hơn nữa thì nên có cả ánh mặt trời. Cách treo như vậy sẽ giúp chuông gió hội tụ tốt được sinh khí của trời đất và phát tán được năng lượng.
Hóa giải vận đen với chuông gió phong thủy
Xét về mặt ngũ hành, chuông gió làm từ kim loại thuộc hành Kim và con số tương ứng của hành này là số 6. Theo nguyên tắc này thì nên chọn những loại chuông gió có 6 thanh kim loại để tạo được giá trị phong thủy. Và tốt nhất là chất liệu đồng thì chuông gió mới có thể phát huy được hết công năng. Nên treo chuông gió ở các hướng thuộc hành thủy như Tây, Tây Bắc và Bắc, vì Thủy sinh Kim. Ba hướng này đều là hướng đại cát, giúp chuông gió kim loại đạt được hiệu quả cao nhất.
|
Hóa giải vận đen với chuông gió phong thủy |
Đối với những chiếc chuông gió được làm từ gỗ, xét về ngũ hành, gỗ thuộc hành Mộc. Âm thanh của những chiếc chuông này thường trầm lắng, nhẹ nhàng và có sự chắc chắn. Theo quan niệm trong phong thủy, số 5 thuộc hành, nên nếu dùng chuông gió gỗ thì hãy sử dụng loại có 5 thanh và treo ở các hướng Đông, Đông Nam hoặc Nam.