Kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa những năm gần đây có những chuyển biến tích cực với tốc độ phát triển tương đối nhanh nhờ cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ và hoàn thiện. Thị trường bất động sản Ứng Hòa được đánh giá còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, thu hút giới đầu tư địa ốc.
Vị trí địa lý
Tọa lạc ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, huyện Ứng Hòa được giới hạn bởi vị trí địa lý như sau:
-
Phía Bắc huyện Ứng Hòa tiếp giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội
-
Phía Nam huyện Ứng Hòa tiếp giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
-
Phía Tây huyện Ứng Hòa tiếp giáp huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội với sông Đáy là ranh giới tự nhiên
-
Phía Đông huyện Ứng Hòa tiếp giáp huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội và thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Địa hình - Khí hậu
Huyện Ứng Hòa có địa hình khá bằng phẳng, gồm hai loại địa hình chính là đồng bằng chiêm trũng và núi đá. Sông Đáy là ranh giới tự nhiên phía Tây của huyện, đây cũng là giao tuyến phân chia hai loại địa hình này. Sông Nhuệ và sông Đáy là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của Ứng Hòa.
Về khí hậu, huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nền nhiệt trung bình là 23,3 độ C và chênh lệch khá cao giữa mùa hè và mùa đông. Độ ẩm tương đối trung bình từ 75 - 90%, lượng mưa bình quân hàng năm 1.900mm. Đây là điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trên thực tế, Ứng Hòa về cơ bản vẫn là một huyện thuần nông.
Hành chính huyện Ứng Hòa
Huyện Ứng Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 183,72km2; quy mô dân số theo số liệu năm 2017 vào khoảng 204.800 người. Mật độ dân số 2.067 1.054 người/km2.
Hiện tại, huyện có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn huyện lỵ Vân Đình và 28 xã: Viên Nội, Viên An, Vạn Thái, Trường Thịnh, Trung Tú, Trầm Lộng, Tảo Dương Văn, Sơn Công, Quảng Phú Cầu, Phương Tú, Phù Lưu, Minh Đức, Lưu Hoàng, Liên Bạt, Kim Đường, Hồng Quang, Hòa Xá, Hòa Phú, Hòa Nam, Hòa Lâm, Hoa Sơn, Đồng Tân, Đồng Tiến, Đông Lỗ, Đội Bình, Đại Hùng, Đại Cường, Cao Thành.
|
Bản đồ hành chính huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội |
Trước đây, Ứng Hòa nguyên là phủ Ứng Thiên đời nhà Lê thuộc trấn Sơn Nam. Năm 1814 (năm Gia Long thứ 13), phủ Ứng Thiên đổi tên thành phủ Ứng Hòa. Năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), tỉnh Hà Nội được thành lập và Ứng Hòa là một trong 4 phủ của tỉnh này.
Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập và phủ Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Đông. Sau đó, vào năm 1891, phủ Mỹ Đức được thành lập, thuộc tỉnh Hà Đông, gồm các huyện Sơn Lãng, Chương Mỹ và Yên Đức. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Sơn Lãng đổi tên thành huyện Ứng Hòa và huyện Yên Đức cũng được đổi tên thành huyện Mỹ Đức.
Ngày 21/04/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Ngày 12/08/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được chia thành 2 tỉnh gồm Hà Tây và Hòa Bình. Huyện Ứng Hòa lúc bấy giờ thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 01/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Ứng Hòa được sáp nhập vào TP. Hà Nội. Từ đó đến nay, huyện Ứng Hòa thuộc TP. Hà Nội với 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn huyện lỵ Vân Đình và 28 xã nêu trên.
Kinh tế
Ứng Hòa là một huyện thuần nông của TP. Hà Nội với điểm xuất phát thấp. Những năm gần đây, huyện đã và đang tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, khôi phục ngành nghề truyền thống, phát triển nghề mới... nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Đối với sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng nhân rộng các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mô hình đa canh, chuyên canh, nuôi trồng thủy sản. Đáng chú ý, huyện đã dành tới 12 điểm tập trung trồng rau an toàn tại các xã ven sông Đáy với tổng diện tích lên tới 635 ha.
Về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trên địa bàn huyện có 02 cụm công ngiệp gồm cụm công nghiệp Xà Cầu và cụm công nghiệp Cầu Bầu. Bên cạnh đó, Ứng Hòa chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển thêm các nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm co người dân địa phương.
Một số làng nghề nổi bật tại Ứng Hòa gồm: Làng nghề khảm trai Cao Xá (xã Trung Tú); làng đàn Đào Xá (xã Đông Lỗ); làng bún Bặt (xã Liên Bạt); làng may Trạch Xá (xã Hòa Lâm); mây tre đan Đống Vũ (Trường Thịnh); giày da thôn Thần (Minh Đức); vịt cỏ Vân Đình; bông vải sợ Trung Thượng (Đại Hùng); nghề rèn thôn Vũ Ngoại (Liên Bạt)...
Trong quý 1/2022, tổng giá trị sản xuất của huyện Ứng Hòa tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 3.274 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,53% so với cùng kỳ, ước đạt 936 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 5,2% so với cùng kỳ, ước đạt 806 tỷ đồng; giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ tăng 10,2% so với cùng kỳ, ước đạt 1.532 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 29% so với dự toán Kế hoạch HĐND huyện giao, ước đạt 140 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách trên địa bàn đạt 33% so với dự toán Kế hoạch HĐND huyện giao, ước 760 tỷ 642 triệu đồng.
Văn hóa
Ứng Hòa có truyền thống văn hóa lâu đời, thuộc nền văn minh sông Hồng. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp hiện vẫn được lưu giữ và phát huy.
Trên địa bàn huyện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa được như đình Hoàng Xá, đình Yên Trường, đình Vĩnh Lộc Thượng, đình Trung Thịnh, đình Tử Ddương, đền Thái Bình, đình Quảng Nguyên, đình Phú Lương, chùa Miêng Hạ, miếu Đông Dương, đình Vân Đình,... Hệ thống đình, chùa, đền, miếu, di tích không chỉ có giá trị về mặt văn hóa - lịch sử mà còn là còn có giá trị về mặt điêu khắc, nghệ thuật truyền thống.
Giáo dục
Theo định hướng chung của Thủ đô Hà Nội, công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã và đang được chú trọng. Huyện tập trung nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh. Toàn huyện có 6 trường TPPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và hàng chục trường mầm non, tiểu học, THCS.
Danh sách một số trường học các cấp trên địa bàn huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội
STT |
Tiểu học |
THCS |
THPT |
1 |
Tiểu học Cao Thành |
THCS Đội Bình |
THPT Nguyễn Thượng Hiền |
2 |
Tiểu học Đại Thành |
THCS Cao Thành |
THPT Đại Cường |
3 |
Tiểu học Đại Cường |
THCS Đại Cường |
THPT Lưu Hoàng |
4 |
Tiểu học Đại Hùng |
THCS Đại Hùng |
THPT Trần Đăng Ninh |
5 |
Tiểu học Đồng Tân |
THCS Đông Lỗ |
THPT Ứng Hòa A |
6 |
Tiểu học Hòa Lâm |
THCS Đồng Tân |
THPT Ứng Hòa B |
7 |
Tiểu học Hòa Nam |
THCS Minh Đức |
|
8 |
Tiểu học Hòa Phú |
THCS Trung Tú |
|
9 |
Tiểu học Hoa Sơn |
THCS Viên An |
|
10 |
Tiểu học Hòa Xá |
THCS Trường Thịnh |
|
11 |
Tiểu học Hồng Quang |
THCS Vạn Thái |
|
12 |
Tiểu học Kim Đường |
THCS Đồng Tiến |
|
13 |
Tiểu học Liên Bạt |
THCS Hòa Lâm |
|
14 |
Tiểu học Lưu Hoàng |
THCS Hòa Nam |
|
15 |
Tiểu học Minh Đức |
THCS Hòa Phú |
|
16 |
Tiểu học Phương Tú |
THCS Hoa Sơn |
|
17 |
Tiểu học Sơn Công |
THCS Hòa Xá |
|
18 |
Tiểu học Tân Phương |
THCS Hồng Quang |
|
Y tế
Toàn huyện Ứng Hòa có 13/29 trạm y tế xã đạt chuẩn và có bác sĩ; 1 bệnh viện đa khoa (Bệnh viện Đa khoa Vân Đình); 3 phòng khám đa khoa khu vực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. Cùng với đó, trên địa bàn huyện còn có một số phòng khám tư nhân, quầy thuốc và nhà thuốc tư nhân khác.
Giao thông
Hệ thống giao thông tại huyện Ứng Hòa ngày càng được đầu tư nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện mạng lưới kết nối nội vùng, liên vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đường quốc lộ qua huyện Ứng Hòa
- Quốc lộ 21B: Đây là tuyến đường huyết mạch, xuyên suốt huyện, kết nối với mạng lưới giao thông TP. Hà Nội. Đoạn tuyến đi qua địa bàn huyện có tổng chiều dài 22km, hiện đã được mở rộng, trải nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng.
- Đường Vành đai V đi qua địa phận xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, đóng vai trò kết nối với huyện Mỹ Đức qua cầu Hồng Quang, kết nối với tỉnh Hà Nam qua cầu Phú Dư.
- Đường Đỗ Xá - Quan Sơn với đoạn tuyến qua huyện có tổng chiều dài 9km.
Đường tỉnh lộ qua huyện Ứng Hòa
Trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 9 tuyến tỉnh lộ đi qua với tổng chiều dài 63,2km. Trong đó, 10km là đường bê tông xi măng; 39,7km đường trải nhựa;13,5km đường cấp phối.
Đường huyện
Toàn huyện Ứng Hòa có tổng cộng 30,3km đường huyện, trong đó 11,7km là đường cấp phối; 2,5km đường bê tông xi măng và 16,1km được thảm bê tông.
|
Một góc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội |
Quy hoạch đô thị huyện Ứng Hòa
Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện với tổng diện tích đất tự nhiên 562,12 ha, chiếm 2,99% diện tích toàn huyện. Các trụ sở cơ quan Nhà nước hầu hết đều tập trung tại thị trấn.
Nội dung Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050 nêu rõ, huyện Ứng Hòa được phát triển phân tán với thị trấn Vân Đình là đô thị hạt nhân trung tâm. Cùng với đó là 3 cụm đổi mới, gồm: Cụm đổi mới Hòa Nam tại xã Hòa Nam; cụm đổi mới Khu Cháy tại xã Đồng Tân - Trung Tú và cụm đổi mới Quán Tròn tại xã Quảng Phú Cầu - Trường Thịnh phục vụ phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ.
Theo Quy hoạch chung xây dựng huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đến năm 2030 với tỷ lệ 1/10.000, dự kiến quy mô dân số tối đa đến năm 2030 khoảng 220.000 người. Trong đó, dân số đô thị khoảng 17.500 người. Tổng diện tích đất trong phạm vi quy hoạch khoảng 18.375,25 ha, trong đó, đất tự nhiên đô thị khoảng 559,87 ha.
Về định hướng phát triển đô thị, thị trấn Vân Đình là đô thị loại V, phát triển đô thị trên cơ sở khai thác triệt những lợi thế cảnh quan sông nước. Đồng thời, gắn tuyến du lịch sông Đáy với khu vực dân cư, vùng nông nghiệp sinh thái ven sông Đáy tạo vành đai xanh luên kết phía Tây huyện Ứng Hòa. Hệ thống không gian cây xanh mặt nước dọc các kênh Vân Đình, Tân Phương được lấy làm khung quản lý kiểm soát, hướng dẫn phát triển đô thị.
Thị trường bất động sản Ứng Hòa
Tọa lạc tại phía Nam TP. Hà Nội, huyện Ứng Hòa tiếp giáp với các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ và tỉnh Hà Nam. Là một huyện thuần nông, Ứng Hòa xác định nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng bền vững, chuyên môn hóa, ứng dụng công nghệ hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ và đô thị hiện đại.
Sự hiện diện của 2 cụm công nghiệp Xà Cầu và Cầu Bầu khiến khu vực này trở nên đông đúc, tấp nập hơn, thu hút nhiều kỹ sư, chuyên gia, công nhân, người lao động tới làm việc và sinh sống. Nhu cầu về nhà ở vì thế cũng tăng lên, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản Ứng Hòa phát triển. Giao dịch mua bán nhà đất huyện Ứng Hòa cũng sôi động hơn trước.
Hồi đầu năm 2018, cầu Mỹ Hòa vượt sông Đáy qua huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức được khánh thành, cùng với việc xem xét mở rộng Quốc lộ 21B đã tạo tiền đề cho thị trường nhà đất nơi đây trở nên "ấm" hơn.
Trên các website rao bán nhà đất, giá đất Ứng Hòa bị đẩy lên cao theo từng ngày. Đất vị trí đẹp tăng giá từ 10 triệu đồng/m2 lên 14 triệu đồng/m2, tiếp tục tăng lên mức 20 - 25 triệu đồng/m2. Khi thông tin quy hoạch trên không trở thành hiện thực, giá đất nơi đây đã giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư, đầu nậu chôn vốn, rao bán cắt lỗ nhưng rất hiếm giao dịch.
Theo các chuyên gia, huyện Ứng Hòa chưa hình thành thị trường bất động sản mà chỉ là những giao dịch nhỏ lẻ, giao dịch mua đi bán lại của người dân với nhau. Bởi lẽ, nơi đây là khu vực xa trung tâm TP.HCM, trái tuyến giao thông so với nội đô, chưa kể hạ tầng chưa thực sự đồng bộ, chưa có các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn.
Thực tế hiện nay, đất nền giá rẻ và tầm trung là loại hình bất động sản tại huyện Ứng Hòa được giao dịch nhiều nhất. Tùy vị trí cụ thể, giá chào bán dao động trong khoảng từ 5 - 20 triệu đồng/m2. Đầu tư bất động sản "ăn theo hạ tầng" nói chung, nhà đầu tư cần lưu ý hai yếu tố: Thông tin quy hoạch dự án được chính quyền địa phương công bố; nhà đầu tư nên chờ thời điểm dự án chính thức được khởi công, tránh xuống tiền theo tâm lý đám đông - tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
Trên đây là thông tin tổng quan huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội mà người mua nhà đất ở thực hoặc đầu tư có thể tham khảo, cân nhắc để đưa ra quyết định phù hợp, đảm bảo hiệu suất đầu tư.
Lam Giang (TH)