|
Tại khu vực quận 1 (TP.HCM), giá đất giao dịch thực tế hơn 1 tỷ đồng/m2.
(Ảnh: TL) |
Trong khi đó, theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu, nơi có giá đất lên tới cả tỷ đồng mỗi m2 là khu vực trung tâm TP, cụ thể là các tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ (quận 1).
Lãnh đạo HoREA cho hay, thực tế khu vực này từng có giao dịch thành công ở mức giá "khủng", cao hơn 1 tỷ đồng/m2. Đó là giao dịch giữa doanh nghiệp với nhà dân. Thế nhưng, mức giá cao ngất ngưởng như này không phổ biến, chỉ là trường hợp cá biệt và không đại diện cho giao dịch của thị trường địa ốc.
Chủ tịch HoREA nói: "Chỉ vài doanh nghiệp muốn thâu tóm đất vàng, đắc địa nên có những giao dịch như vậy". Cũng theo ông Lê Hoàng Châu: "Chỉ có năm 2014, TP tổ chức phiên đấu giá khu đất 3.000m2 tại địa chỉ 23 Lê Duẩn, quận 1. Giá khởi điểm khi đó TP đưa ra là khoảng 180 triệu đồng/m2, có 13 đơn vị tham gia đấu giá, qua 16 vòng đấu thì lên tới hơn 400 triệu đồng/m2.
Kiểu giao dịch này mới là đại diện cho giá cả trên thị trường BĐS. Còn mức giá như nói trên 1 tỷ đồng hay khủng khiếp hơn là cá biệt, không phổ biến".
HoREA cho biết, so với mức giá đất phổ biến trên thị trường hiện nay thì giá đất quy định trong bảng giá đất tại các địa phương đều thấp hơn, chỉ bằng khoảng 30-50%. Theo Hiệp hội, kết quả công tác thẩm định về "giá đất cụ thể" chưa đảm bảo được nguyên tắc "Giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường".
GS.TS. Đặng Hùng Võ thông tin, Bộ Tài chính vừa trình bảng giá đất với mức cao nhất là 340 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá trên thị trường cao gấp 2-3 lần giá này.
Ông Võ nhận định: "Làm giá mà không theo kịp thị trường thì lấy gì thu cho ngân sách nhà nước. Đưa đất công vào thị trường thì tính đúng giá thị trường, lúc đó chúng ta thu thuế cao, dẫn đến nhiều hiệu quả rất tốt, là động lực cho phát triển đô thị".