Ngoài khái niệm đất TSC là gì và những câu hỏi thường gặp về loại đất này, bài viết còn tổng hợp các quy định hiện hành liên quan tới việc quản lý, sử dụng đất TSC.
Loại đất TSC là gì? Ký hiệu đất TSC dùng để chỉ loại đất được sử dụng để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, đất công trình sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập và đất xây dựng các công trình khác thuộc quản lý của nhà nước (ví dụ như trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ TN&MT...).
Điều 147, Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp như sau:
''Điều 147. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
1. Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.
3. Việc sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích.
Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.
5. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.''
Tóm lại, loại đất TSC thuộc danh mục đất phi nông nghiệp, được quy hoạch sử dụng cho các mục đích công cộng và do nhà nước quản lý. Đất TSC không dùng vào mục đích công nghiệp, nông nghiệp hay các mục đích cá nhân khác. Đất quy hoạch TSC dựa trên sự chỉ đạo, ban hành của Nhà nước cũng như tình hình cụ thể của địa phương. Cá nhân, tổ chức được giao đất TSC cần sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành về loại đất này.
|
Người sử dụng đất cần hiểu rõ đất TSC là gì và các quy định liên quan để tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh minh họa. |
2. Mục Đích Sử Dụng Của Đất TSC Là Gì?
Căn cứ vào khái niệm đất TSC là gì, chúng ta cũng đã nắm rõ mục đích sử dụng của đất TSC. Theo đó, ký hiệu đất TSC là đất được sử dụng để xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước, cơ sở chính trị, tổ chức các đoàn thể xã hội. Như vậy, mục đích sử dụng của đất TSC là phục vụ mục đích công, không sử dụng vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp hay bất kỳ mục đích tư nhân nào khác. Quỹ đất TSC của từng địa phương khác nhau sẽ khác nhau về vị trí, số lượng, diện tích...
Khi được nhà nước giao hoặc cho thuê đất TSC, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cần phải tuân thủ những nguyên tắc sử dụng đất như sau:
-
Sử dụng đất TSC đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
-
Không được sang nhượng hay cho người khác thuê, bảo toàn diện tích đất TSC.
-
Thanh toán tiền thuê hoặc tiền bồi thường (nếu có) theo quy định.
-
Bảo vệ môi trường, duy trì an ninh trật tự ở khu đất TSC được nhà nước giao.
-
Sử dụng quỹ đất tiết kiệm và hiệu quả.
Với những phân tích trên có thể thấy, đất TSC giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Tổ chức, cá nhân khi được giao đất hoặc cho thuê đất TSC phải có trách nhiệm tuân thủ các chính sách, quy định liên quan tới đất TSC. Tuyệt đối không được chiếm dụng phần đất công nhằm thu lợi cho bản thân.
3. Các Quy Định Hiện Hành Liên Quan Tới Loại Đất TSC
Ngoài việc tìm hiểu khái niệm đất TSC là gì, người sử dụng đất cũng cần nắm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về loại đất TSC để tuân thủ đúng luật định.
Quy Định Về Việc Sử Dụng Đất TSC
Theo Luật Đất đai năm 2013, đất TSC thuộc danh mục đất phi nông nghiệp, chỉ được sử dụng cho mục đích công là xây dựng các trụ sở cơ quan nhà nước, cơ sở chính trị, tổ chức các đoàn thể xã hội và tuyệt đối không dùng đất TSC vào mục đích khác. Đất TSC được nhà nước quản lý chặt chẽ với nhiều quy định như:
-
Không được lạm dụng đất TSC, chỉ được sử dụng đất cho mục đích công nêu trên. Do đó, mọi trường hợp lấn chiếm đất, chiếm dụng đất TSC vào mục đích công nghiệp, nông nghiệp hay lợi ích tư nhân sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
-
Nhà nước khuyến khích sử dụng đất TSC hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Thông qua các chính sách, quy hoạch cụ thể tại từng địa phương, Nhà nước khuyến khích sử dụng đất quy hoạch TSC một cách hợp lý, hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngoài xây trụ sở cho các cơ quan, đất TSC thường được sử dụng để xây dựng các công trình như trung tâm nghiên cứu hỗ trợ khoa học, nhà văn hóa, trường học... Qua đó, chúng ta càng hiểu rõ hơn đất TSC là gì.
Quy Định Về Quản Lý Đất TSC
Sau khi hiểu được loại đất TSC là gì cũng như các quy định về việc sử dụng đất TSC, bạn cũng nên nắm rõ quy định về quản lý loại đất này.
Trường hợp đất TSC chưa được sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước thì sẽ được bàn giao cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý. Khi nhận bàn giao đất, cá nhân, tổ chức, cơ quan cần ký một biên bản xác nhận không dùng đất TSC vào mục đích cá nhân như mua bán đất, chuyển nhượng, khai tác, tách thửa... Đây là biên bản ràng buộc trách nhiệm giám sát, bảo vệ nhằm đảm bảo sự nguyên vẹn 100% diện tích ban đầu của khu đất TSC đến khi nhà nước sử dụng tới.
|
Đất TSC là phục vụ mục đích công, không sử dụng vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp hay bất kỳ mục đích tư nhân nào khác. Ảnh minh họa. |
4. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Đất TSC
Ngoài khái niệm đất TSC là gì, mục đích sử dụng của đất TSC, các quy định về quản lý và sử dụng đất TSC, thì người sử dụng đất còn quan tâm tới một số vấn đề sau liên quan tới loại đất TSC, cụ thể như sau:
Hình Thức Sử Dụng Đất TSC Ra Sao?
Điều 54, Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ về hình thức sử dụng đất TSC. Các trường hợp được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất gồm: Đối tượng sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất vì mục đích an ninh quốc phòng; đất công cộng không phục vụ mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc các trường hợp quy định trong Khoản 4, Điều 55, Luật Đất đai năm 2013 (các tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa địa, nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng). Mặt khác, theo Điều 125, Luật Đất đai 2013 thì đất TSC thuộc trường hợp đất sử dụng ổn định lâu dài.
Đất TSC Có Được Cấp Sổ Đỏ?
Loại đất TSC có được cấp sổ đỏ không? Câu trả lời là không - đất TSC không được cấp sổ đỏ. Bởi lẽ, theo nguyên tắc sử dụng đất, pháp luật về đất đai hiện hành nghiêm cấm hành vi sử dụng loại đất TSC vào các mục đích khác. Đất TSC phải được sử dụng đúng mục đích công nêu trên và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cá nhân, tổ chức nếu sử dụng đất TSC sai mục đích sẽ bị xử lý theo luật định. Thực tế cho thấy, nhiều hộ dân vẫn không đủ điều kiện để cấp sổ đỏ dù đã sinh sống ổn định trên đất. Trong trường hợp bị thu hồi sẽ được nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường đất đai.
|
Đất TSC không được cấp sổ đỏ. Ảnh minh họa. |
Thực Trạng Sử Dụng, Quản Lý Đất TSC Hiện Nay Ra Sao?
Việc sử dụng và quản lý đất TSC hiện tồn tại một số vấn đề bất cập như:
-
Việc sử dụng và quản lý đất TSC tại các địa phương chưa được giám sát, kiểm tra thường xuyên. Không ít địa phương vẫn có tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số tổ chức bị lấn chiếm.
-
Một số tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý và sử dụng đất TSC sai mục đích hoặc không sử dụng hết diện tích đất TSC được giao, khiến đất bị hoang hóa một phần.
-
Còn chậm thực hiện các danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Các tổ chức, cá nhân chưa có trách nhiệm chưa chủ động lập phương án sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.
Làm Thế Nào Để Quản Lý, Sử Dụng Đất TSC Hiệu Quả Hơn?
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý sử dụng đất TSC, cần thực hiện một số giải pháp sau:
-
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát các thửa đất TSC đang bị sử dụng sai mục đích, bị lấn chiếm hoặc không sử dụng hết diện tích đất được giao để đất hoang hóa trên địa bàn thuộc quyền quản lý. Từ đó, đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể đối với từng trường hợp, tuy nhiên phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị... đã được phê duyệt.
-
Thanh tra tỉnh, Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố cần tăng cường giám sát, thanh kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất TSC theo luật định.
-
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai đến người dân, giúp người dân hiểu được TSC là đất gì và các quy định liên quan tới việc sử dụng, quản lý đất TSC. Cùng với đó, vận động người dân hoàn trả lại diện tích đất TSC (nếu lấn chiếm).
-
Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ địa chính, nhất là cán bộ địa chính cấp xã. Qua đó, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trách nhiệm quản lý, sử dụng đất TSC đúng quy định, quy hoạch.
Bài viết trên đây của Dothi.net đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm đất TSC là gì và các quy định hiện hành về việc sử dụng, quản lý đất TSC. Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm và các loại đất, ký hiệu các loại đất tại đây.
Lam Giang (TH)
Xem thêm: