SearchNews

Sẽ có 8 khu đô thị đại học

02/12/2010 09:22

Bộ GD-ĐT cho hay, 8 khu đô thị ĐH sẽ là điểm "tập kết" của các trường ĐH khu vực nội thành phải dời đến. Dự kiến mỗi khu đô thị sẽ có ít nhất 3 trường, nhưng không quá 7 trường....

Bộ GD-ĐT cho hay, 8 khu đô thị ĐH sẽ là điểm "tập kết" của các trường ĐH khu vực nội thành phải dời đến. Dự kiến mỗi khu đô thị sẽ có ít nhất 3 trường, nhưng không quá 7 trường....

Ảnh minh họa

Vẫn theo Bộ GD-ĐT, theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội dự kiến sẽ có 8 khu ĐH tập trung.

Các khu đô thị ĐH sẽ được quy hoạch ở Gia Lâm (600-650 ha), Đông Anh (100-200 ha), Sóc Sơn (600-650 ha), Hòa Lạc (1.200-1.500 ha), Xuân Mai (600-650 ha), Sơn Tây (300-350 ha), Phú Xuyên (120-150 ha) và Chúc Sơn (150-200 ha).

Về cơ bản, khu ĐH tập trung hạn chế việc chia đất phân lô cho từng trường xây khép kín mà hình thành tổ hợp các trường ĐH, CĐ của 3 hoặc nhiều trường, bao gồm những trường ĐH, CĐ thành lập mới; trường thành lập mới với các trường di dời toàn bộ và di dời một phần từ nội thành ra; các trường di dời toàn bộ từ nội thành ra hoặc các trường di dời một phần từ nội thành ra.

Dự kiến sẽ có 3 tiêu chí xác định trường không phải di dời, trường sẽ di dời toàn bộ và trường sẽ di dời một phần.
 
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, việc di dời một phần hay toàn bộ là bắt buộc, không bàn lùi.

Ba tiêu chí đưa ra lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ gồm: Đất đai; Ngành nghề đào tạo; Năm thành lập và xây dựng. Từng tiêu chí được lượng hóa bằng cách cho điểm từ thấp đến cao theo thang điểm 100.

Trường có tổng điểm càng cao thì sẽ có nhiều khả năng cầm chắc vé phải di dời. Bởi, nguyên tắc cho điểm là các điều kiện nào của trường tốt (hoặc đầy đủ, ổn định) thì nhận ít điểm, các điều kiện nào còn thiếu hoặc chưa tốt (chưa đầy đủ, chưa sẵn sàng, còn phải phát triển thêm nhiều) sẽ nhận điểm nhiều hơn...

Theo tính toán ban đầu Bộ GD-ĐT đưa con số, để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng các khu đô thị ĐH tập trung và cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường trong khu ĐH cho khoảng 650.000 - 700.000 sinh viên như dự kiến thì cần vốn đầu tư khoảng 4,9 tỷ USD. Bình quân mỗi suất đầu tư 1 chỗ ngồi học cần khoảng 140 triệu đồng.

Tất cả những vấn đề đặt ra để quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2050 nhưng lại "khống chế" các trường trong vòng 2 tiếng phải "hiến kế" được cách làm hiệu quả. Bài toán nhận được nhiều "lời hứa" sẽ tiếp thu chủ trương về trường lấy ý kiến tập thể mới hồi âm cho Bộ.

Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương Nguyễn Văn Lê cho rằng, trước khi đặt vấn đề di dời - Bộ cần có một cuộc khảo sát tất cả các trường ở mọi mặt xem họ đào tạo đáp ứng nhu cầu như thế nào? sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm không?...

Thực tế, một số trường mới mở xin được đất là do họ có quan hệ đặc biệt. Nhưng cũng có những trường sinh ra với cơ sở vật chất khang trang nhưng chết yểu vì không tuyển được, ông Lê nói. Do đó, chúng ta ban đến chia đất, phân lô trong khuôn khổ hội nghị này là quá ít thời gian và quá sớm.

(Theo Vietnamnet)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu