Khi tôi mang sổ đỏ đi làm thủ tục sang tên thì Phòng Tài nguyên - Môi trường cho biết hồ sơ chưa hợp lệ. Trong khi đó, người bán đất đã chuyển đến một nơi rất xa, hiện tôi cũng không liên lạc được với họ. Do vậy, chúng tôi không thể ký hợp đồng công chứng với bên bán đất được. Xin luật sư cho biết, để hợp pháp hóa giấy tờ, tôi phải làm gì?
Chân thành cảm ơn!
|
Hợp pháp hóa giấy tờ mua nhà không chứng thực, công chức bằng cách nào? |
Trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp, luật sư tư vấn về việc hợp pháp hóa giấy tờ mua nhà không chứng thực, công chứng như sau:
Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ, để đảm bảo tuân thủ đúng theo pháp luật về mặt hình thức, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Hợp đồng mua nhà sẽ vô hiệu về mặt hình thức nếu không được chứng thực, công chứng.
Mặt khác, Điều 129, Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
Nếu giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng với 2 trường hợp sau: Một là, giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản song văn bản trái quy định của pháp luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, phía Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch này.
Hai là, giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản song vi phạm quy định bắt buộc về chứng thực, công chứng mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Lưu ý là, đối với trường hợp này, các bên không cần thực hiện việc chứng thực, công chứng.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, nếu bạn có bằng chứng hoặc chứng từ về việc thanh toán toàn bộ số tiền mua đất thì bạn hoàn toàn có thể gửi đơn lên TAND cấp huyện nơi mảnh đất tọa lạc, yêu cầu Tòa tuyên hợp đồng này là hợp đồng hợp pháp mà không cần thông qua thủ tục chứng thực hay công chứng.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà
(Chủ tịch Công ty Luật SBLaw)