Thị trường tiếp theo trong danh sách là Luân Đôn với giá nhà 1.025 USD/ft2, New York là 842 USD/ft2.
Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường của CBRE khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tiến sĩ Henry Chin cho biết nhiều thị trường trong khu vực từng chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy vậy, trong bối cảnh dân số toàn cầu gia tăng và nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương sẽ dần khởi sắc hơn.
Báo cáo của CBRE cung cấp bức tranh thị trường bất động sản tại 31 thành phố trên thế giới, cho thấy những tác động khác nhau lên từng thị trường và những nghiên cứu về giá nhà, thị trường cho thuê và chi phí sinh sống…
Hongkong là thị trường nhà ở đắt đỏ nhất năm 2015
Dưới đây là kết quả nghiên cứu tại một số thành phố khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
Đứng đầu danh sách thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới là Hongkong với giá trung bình 1.416 USD/ft2. Giá nhà Hongkong vẫn tăng 13,5% trong năm 2014 và tăng 7,2% trong 5 tháng đầu năm 2015 dù Chính phủ nước này vừa ban hành Thuế đất (Stam Duty) và thắt chặt lãi suất cho vay.
Bangkok được nhận định là thị trường có chi phí sống vừa phải và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp 1,1%. Thị trường nhà ở hạng sang tại đây đang diễn biến khá tốt. Giá nhà chung cư chưa hoàn thiện đã tăng 30%, giá nhà tại nhiều phân khúc khác cũng giữ ở mức ổn định. Người Thái có tâm lí thích mua nhà mới.
Bắc Kinh của Trung Quốc hiện có 22 triệu dân, dân số Bắc Kinh được dự báo sẽ tăng 16% trong thập kỉ tới. Một loạt chính sách điều tiết thị trường của chính phủ Trung Quốc đã có những tác động tích cực đến thị trường, chỉ trong vòng 1 quý gần đây khối lượng giao dịch đã tăng 25%.
Mumbai là thành phố lớn nhất của Ấn Độ với dân số hiện hơn 12,5 triệu người. Thị trường cho thuê nhà ở tại đây đang phát triển tốt, giá thuê đã giảm nhẹ, tại những khu vực trung tâm Mumbai, giá trung bình là 1.496 USD/tháng.
Singapore với nền kinh tế phát triển cùng môi trường sống lí tưởng khiến bất động sản Singapore hấp dẫn nhà đầu tư thế giới, giá nhà tại đây đã tăng bình quân 8%/năm trong vòng 1 thập kỷ tính tới cuối năm 2014. Tuy nhiên, chính sách can thiệp của Chính phủ đang khiến thị trường tăng trưởng chậm lại, giá nhà tại đây vẫn giữ mức cao, trung bình 889.200 USD/căn.
Sedney được xem là trung tâm tài chính khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhu cầu mua nhà cao trong khi nguồn cung hạn chế đã khiến giá nhà tại đây tăng nhanh. Giá nhà tại Sedney đã tăng 12,9% trong vòng 1 năm và cao hơn giá nhà trung bình toàn quốc 38%.
Tokyo cũng được xem là một trong những trung tâm kinh tế của thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động đến thị trường nhà ở nước này nhưng thị trường đã lấy lại đà hồi phục. Giá nhà trung bình tại Tokyo đang là 412.466 USD.