Phố đi bộ Nguyễn Huệ - một trong những con đường thuộc khu "đất vàng"
tại Tp.HCM.
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), giá đất hiện nay được căn cứ theo khung giá đất cấp tỉnh ban hành 05 năm/lần (Điều 114, Luật Đất đai) và Nghị định 44 của Chính phủ không cho phép bảng giá đất của các địa phương có giá đất tối thiểu thấp hơn mức giá đất tối thiểu đã được quy định trong khung giá đất của Chính phủ.
Do đó, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 51 (năm 2104) về bảng giá đất, trong đó giá đất định giá cao nhất thuộc về các đường: Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận 1) sau khi đã vận dụng tột khung thì chỉ có 162 triệu đồng/m2.
Nếu áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất khu vực 1 (cao nhất) là 1,2 theo quy định của UBND TP.HCM về hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số k) thì giá đất ở 03 con đường này cũng chỉ 194,4 triệu đồng/m2. Đây là mức giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều (trên 01 tỷ đồng/m2).
Ngoài ra, một vấn đề bất hợp lý trong vấn đề cách tính tiền sử dụng đất đối với các vị trí nhà trong hẻm cũng theo Quyết định 51 của UBND TP.HCM, dẫn tới mức nộp tiền sử dụng đất nhiều vị trí trong hẻm hiện đang cao hơn so với năm 2014...
Theo đó, Bảng giá đất của UNBD TP.HCM chỉ tương đương khoảng 30-40% giá trị thực tế của khu đất trên thị trường. Đây là điều bất hợp lý. Chính phủ cần xem xét sửa đổi những bất cập này.
Từ các quy định trên, tiền sử dụng đất đang là “điểm nghẽn” cho thị trường bất động sản khi nó đang tiếp tục là gánh nặng chưa minh bạch và tạo cơ chế xin cho. Trong khi nguồn thu ngân sách TPHMC rất cần nhưng nguồn thu từ tiền sử dụng đất này. Nhiều doanh nghiệp xin nộp tiền sử dụng đất để có được Giấy phép xây dựng cho dự án bất động sản cũng không dễ, dù thành phố đã có cơ chế cho nộp tiền sử dụng đất trước khi có thẩm định của Sở Tài nguyên Môi trường nhưng cuối cùng thời gian xin cấp Giấy phép đó cũng vẫn vậy.
Do đó, HoREA kiến nghị sửa đổi Điều 18, 113, 114, Luật Đất đai 2013 theo hướng Chính phủ không ban hành khung giá đất, giao toàn quyền cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm và quyết định ban hành bảng giá đất, đảm bảo nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường.
Theo đó, phương án 1, HoREA đề nghị là coi tiền sử dụng đất là một sắc thuế như đề xuất của UBND TP.HCM đã trình Chính phủ với đề xuất khoảng 10-15% bảng giá đất. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước.
Phương án 2, HoREA đề nghị cải cách triệt để quy trình thủ tục, hành chính để việc xác định tiền sử dụng đất được minh bạch, nhanh chóng, thời gian chỉ còn từ 5-30 ngày (hiện nay mất từ 1-3 năm).
Đề nghị giao cho Sở Tài chính là đầu mối chủ trì toàn bộ công tác thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất, chuẩn bị nội dung trình Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM xem xét quyết định giá đất cụ thể để xác định tiền sử dụng đất dự án…
Theo Nhịp sống Kinh doanh