Vũ Thị Yên (Khu tập thể 8/3, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)
|
Cá nhân, hộ gia đình trong nước được phép đăng ký kinh doanh cho thuê nhà mà không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, không cần phải có vốn pháp định.
(Ảnh minh họa) |
Trả lời:
Tại TP. Hà Nội, hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê nở rộ cả về cách thức lẫn quy mô trong những năm gần đây. Các sản phẩm cho thuê trên thị trường rất đa dạng. Thế nhưng, việc cho thuê nhà và thuê nhà rồi cho thuê lại thường phát sinh nhiều rắc rối giữa khách thuê và chủ nhà. Bên cạnh đó, các thủ tục pháp lý khác liên quan tới hoạt động của khách thuê để kinh doanh cũng khá phức tạp.
Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà (gồm cả cho Việt kiều, cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê), cho thuê mặt bằng kinh doanh là hoạt động kinh doanh địa ốc. Trong khi đó, việc kinh doanh này theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP không thuộc những trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Mặt khác, các hoạt động cho thuê nhà của hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp kinh doanh bất động sản không cần thiết thành lập doanh nghiệp. Khoản 7, Điều 5, Nghị định 76/2015/NĐ-CP Luật Kinh doanh bất động sản quy định rõ điều này.
Khoản 1, Điều 8, Luật Kinh doanh bất động sản quy định, người cho thuê nhà cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải đăng ký kinh doanh, có vốn pháp định theo đúng quy định hiện hành. Vậy nhưng, Khoản 1, Điều 92, Luật nhà ở lại nêu rõ, cá nhân, hộ gia đình được phép đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà ở mà không cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, không cần có điều kiện về vốn pháp định.
Tóm lại, cá nhân, hộ gia đình trong nước được phép đăng ký kinh doanh cho thuê nhà mà không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, không cần phải có vốn pháp định.
Tuy nhiên, những hoạt động cho thuê nhà như cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho thuê nhà không phải là nhà ở phải thành lập hợp tác xã hoặc doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và phải có đủ vốn pháp định theo quy định.
Theo Kinh tế & Đô thị Online