Tượng phật Di Lặc
Tượng phật Di Lặc với cái bụng lớn và khuôn mặt tươi cười, tượng trưng cho mong muốn đem niềm vui tới cuộc đời của đạo Phật. Vốn là biểu tượng may mắn trong phong thủy, tượng phật Di Lặc luôn là một trong những vật phẩm phong thủy cho phòng khách được nhiều người lựa chọn nhất.
Tương truyền, Đức Di Lặc là Hoàng tử nước Nam Thiên Trúc đắc đạo mà thành. Không như Việt Nam, hình ảnh tượng phật Di Lặc ở Ấn Độ là một vị hoàng tử ngồi nghiêm trang với gương mặt hiền lành, tuấn tú. Phật Di Lặc thường ngồi với tư thế một chân xếp bằng và một chân chống xuống đất (giống như chuẩn bị đứng lên), tượng trưng cho sự giác ngộ của Ngài với tư thế sẵn sàng giáo hóa chúng sinh.
Trong khi đó, hình ảnh của phật Di Lặc của phật giáo Trung Hoa là ông già mặc áo phanh ngực, bụng bự và nụ cười luôn hiện hữu. Mặc dù mang hình ảnh trái ngược với nhau, song cả hai đều mang ý nghĩa như nhau: Sự giác ngộ và nhìn thấu.
Tuy nhiên, trên thực tế thì tượng phật Di Lặc là vật phẩm phong thủy tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc đến cho các thành viên trong gia đình. Tượng vừa có ý nghĩa mang lại không gian thư thái, yên bình, vừa mang lại nguồn khí chiêu tài tốt đẹp.
Tỳ hưu phong thủy
Được đánh giá là linh vật có khả năng chiêu tài hạng nhất trong các linh vật phong thủy, nên tỳ hưu cũng là một trong những vật phẩm phong thủy phòng khách nhiều người lựa chọn. Tỳ hưu được sinh ra từ trí tưởng tượng của con người, tỳ hưu là một trong chín đứa con của rồng theo tương truyền. Theo mô tả thì tỳ hưu có đầu kỳ lân, sừng tê giác, thân sư tử và đôi cánh ở trên lưng với ý nghĩa: Miệng rộng của tỳ hưu hút tiền tài về cho gia chủ, sừng bảo vệ giấc ngủ của gia chủ, đôi cánh tượng trưng cho sự nghiệp thăng tiến. Đặc biệt tỳ hưu không có hậu môn, với ý nghĩa là giữ lại tài lộc cho gia chủ.
Vì vậy, tỳ hưu khi được trưng bày trong phòng khách mang ý nghĩa trấn trạch, thu hút vượng khí, thậm chí còn được xem là thần bảo hộ của ngôi nhà, đồng thời còn mang ý nghĩa vượng tài, thu hút tiền của cho gia chủ.
Tuy nhiên, linh tính của tỳ hưu khá mạnh nên gia chủ tuổi Dần, Tuất và Mùi không nên trưng tỳ hưu trong phòng khách vì xung khắc với nhau (“Long tranh hổ đấu” và "Tứ hành xung" Thìn - Tuất - Sửu - Mùi).
|
Gia chủ tuổi Dần, Tuất và Mùi không nên trưng tỳ hưu trong nhà |
Cóc thiềm thừ trong phong thủy
Cóc thiềm thừ là vật phẩm phong thủy cho phòng khách thường được nhiều gia đình chọn lựa, đặc biệt là những hộ gia đình kinh doanh, buôn bán. Là vật phẩm chiêu tài vô cùng mạnh (chỉ đứng sau tỳ hưu), thiềm thừ thường được đặt trong phòng khách, bên cạnh bàn thờ ông Địa - Thần Tài (nếu có).
Mặc dù là vật phẩm phong thủy có linh tính cao như thế, song không phải ai cũng biết cách đặt cóc thiềm thừ phong thủy trong phòng khách sao cho mang lại nguồn tài lộc lớn nhất tới cho bản thân và gia đình. Không ít trường hợp gia chủ gặp phải khó khăn, bị thất thoát tiền bạc khi đặt thiềm thừ sai cách. (Tham khảo thêm bài viết: Cách đặt cóc thiềm thừ trong nhà để mang lại tài lộc cho gia chủ).
Qua bài viết này, Dothi.net hy vọng gia chủ dễ dàng tìm được vật phẩm phong thủy phù hợp với phòng khách nhà mình nhằm mang lại nguồn vượng khí và tài lộc lớn nhất cho bản thân cũng như cho cả gia đình.
Tham khảo thêm bài viết liên quan về chủ đề phòng khách phong thủy:
>> Phong thủy bàn ghế phòng khách gia chủ nào cũng cần ghi nhớ