Bộ tranh Tứ Quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai còn được gọi ngắn gọn là tranh Tứ Quý, tượng trưng cho bốn mùa trong năm. Ý nghĩa của của bộ tranh Tứ Quý bắt nguồn từ ý nghĩa sinh học của bốn loại cây phản ánh tư tưởng về bốn đức tính quân tử cần có mà mọi người nên học theo và lấy đó để răn đe bản thân mình. Trong bốn loại cây thì tùng, trúc, mai là những cây chịu được điều kiện sương giá, tuyết lạnh, dù sống trong điều kiện khắc nghiệt mà vẫn vươn lên xanh tốt, tượng trưng cho khí chất cần có của một người quân tử chân chính. Theo đúng quy luật của năm phải đọc là Mai - Trúc - Cúc - Tùng, lần lượt đại diện cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng để thuận theo thanh điệu nên người ta thường đọc là Tùng - Cúc - Trúc - Mai.
|
Ý nghĩa bộ tranh Tứ Quý tượng trưng cho khí chất của người quân tử |
Trong bốn loài cây thì trúc, tùng, mai là ba loài cây chịu được sương giá tuyết lạnh hay còn gọi là Tuế Hàn Tam Hữu – Ba người bạn trong gió rét, dù lạnh nhưng tùng trúc vẫn xanh tươi, mai vẫn nở hoa trắng muốt. Chính khả năng này mà những loài cây này được ví von hóa đại diện cho những đức tính cần có của quân tử chân chính.
Xem thêm: Tranh Tứ Quý hợp với tuổi gì? Treo tranh Tứ Quý ở đâu hợp phong thủy nhất?
Ý nghĩa bộ tranh Tứ Quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai
Ý nghĩa của cây Tùng trong tranh Tứ Quý
Trong bộ tranh Tứ Quý, tranh Tùng đại diện cho mùa đông. Cây tùng là loại cây mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng nhưng vẫn xanh tươi, đứng vững trước khó khăn, thử thách của thiên nhiên. Vì thế, ý nghĩa của hình ảnh cây tùng trong phong thủy là ca ngợi phẩm chất của người quân tử, đấng trượng phu bất chấp mọi gian khổ, thử thách để giữ vững khí tiết.
|
Ý nghĩa của cây Tùng trong tranh Tứ Quý |
Hơn nữa, đối với phong thủy học, tùng còn là loại cây có năng lực xua đuổi tà ma, mang đến bình yên cho con người. Tùng cũng là loài cây có tuổi thọ lên đến vài trăm năm nên còn mang ý nghĩa cho sức khỏe dẻo dai, trường sinh bất lão.
Ý nghĩa cây tùng trong phong thủy: hiên ngang, kiên cường, sức khỏe dẻo dai, trường sinh.
Ý nghĩa của cây Cúc trong tranh Tứ Quý
Nhắc đến hoa cúc, chắc hẳn chúng ta đều sẽ liên tưởng đến mùa thu. Bức tranh hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Theo phong thủy, hoa cúc tỏa ra nguồn năng lượng khiến gia chủ có một cuộc sống bình dị, cân bằng trong mọi việc.
|
Ý nghĩa của cây Cúc trong tranh Tứ Quý |
Hình ảnh hoa cúc tàn nhưng chỉ gục rũ trên thân khiến người ta liên tưởng đến khí chất quân tử “chết đứng chứ không chết nằm”, như căn dặn những người làm chức cao đừng vì cám dỗ xung quanh, những cái lợi trước mắt mà bán rẻ bản thân. Loài hoa này cũng mang lại may mắn và ý nghĩa trường thọ cho mọi nhà.
Ý nghĩa hoa cúc trong phong thủy: sự trường thọ, phúc lộc, mang lại may mắn.
Ý nghĩa cây Trúc trong phong thủy
Tranh Trúc tượng trưng cho mùa hạ. Trong tiếng Hán, trúc có nghĩa để chỉ loài tre nói chung. Loại cây này có khả năng sinh sống ở những vùng đất khô cằn, không có mưa nhưng cây vẫn xanh tốt quanh năm. Khi bị đốt cháy, thân cây vẫn ngay thẳng chứ không hề cong gãy. Vì thế, bức tranh trúc biểu hiện cho người quân tử với ý chí quật cường, thân cứng nhưng mềm mại, không đổ gãy, ruột cây rỗng tượng trưng cho tinh thần an nhiên, tự tại, không tính toán.
|
Ý nghĩa cây Trúc trong phong thủy |
Ý nghĩa phong thủy của cây trúc (các loài tre nói chung): ý chí quật cường, an nhiên, tự tại, không tính toán.
Ý nghĩa cây Mai trong phong thủy
Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Đây là loại cây có thân và cành gầy guộc, cánh hoa mỏng manh mang mùi hương dịu dàng, thanh khiết, nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt, là cả một sự kiêu dũng. Nhờ sự kiêu dũng này mà hoa mai có thể chịu qua gió tuyết mùa đông để nở bung cánh vào mùa xuân, báo hiệu một năm mới đến. Các nhà Nho còn xem hoa mai là tấm gương về sự hòa hợp giữa chữ Dũng và chữ Nhẫn mà loài người nên học hỏi. Trong phong thủy, hoa mai biểu tượng cho sự hiển vinh, cao thượng, nụ hoa nẩy lộc đón xuân đem đến tài lộc, tình cảm và sự giàu sang, sung túc.
Chọn kích thước tranh Tứ Quý
Kích thước tranh Tứ Quý khá đa dạng, từ 35x70cm, 30x90cm, 40x120xcm, 40x100cm, 38x100cm. Tùy thuộc vào không gian trong nhà mà bạn có thể chọn kích thước tranh Tứ Quý cho phù hợp. Tranh Tứ Quý cần được treo phù hợp với không gian để đảm bảo sự hài hòa cho ngôi nhà. Thông thường, nên chọn bộ tranh có kích thước bằng khoảng 2/3 kích thước bức tường.
|
Nên chọn bộ tranh Tứ Quý có kích thước bằng khoảng 2/3 kích thước bức tường |
Nếu ngôi nhà rộng rãi, có không gian thoáng đãng thì bạn nên chọn những bức tranh có chiều dài từ 100cm trở nên. Ngược lại, nếu nhà nhỏ, bạn nên chọn tranh có kích thước 35x70cm hoặc nếu nhà có diện tích vừa phải thì chọn tranh 30x90cm.
Cách sắp xếp tranh Tứ Quý
Cách sắp xếp tranh Tứ Quý cũng cần được lưu ý. Bởi dân gian thường thuận miệng gọi theo thứ tự Tùng - Cúc - Trúc - Mai nên không ít gia đình sắp xếp tranh thteo hướng này. Tuy nhiên, thứ tự sắp xếp tranh đúng phải là Mai - Cúc - Trúc - Tùng từ phải sang trái, tượng trưng lần lượt cho 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Trong trường hợp diện tích nhà quá nhỏ mà bạn cần phải chia tranh thành 2 tầng thì cách sắp xếp tranh sẽ là Mai - Cúc ở tầng 1 và Trúc - Tùng ở tầng 2.
Bài viết cùng chủ đề: Cách treo tranh cá chép phong thủy và những điều bạn chưa biết?
Vị trí treo tranh
Vị trí treo tranh Tứ Quý tốt nhất trong nhà chính là phòng khách, phòng đọc sách và phòng làm việc. Bởi bộ tranh Tứ Quý không chỉ mang ý nghĩa phong thủy là tài lộc, may mắn mà còn tượng trưng cho khí chất của người quân tử. Việc treo tranh Tứ Quý trong phòng khách cũng sẽ tạo cảm giác tin cậy, thoải mái cho khách đến chơi nhà. Lưu ý, không treo tranh Tứ Quý trên bàn thờ bởi đây là vật phẩm phong thủy, không nên thờ cúng.
|
Chọn vị trí treo tranh phù hợp giúp gia chủ nhận được nguồn vượng khí tốt |
Bạn nên treo tranh ngang với tầm mắt của người nhìn, tức là cách mặt đất khoảng 1,4 - 1,5m. Độ cao vừa phải này cho phép cả chủ và khách có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của tranh.
Ý nghĩa của bộ tranh Tứ Quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai thể hiện sự luân chuyển tự nhiên của đất trời, từ mùa xuân, hạ, thu đến mùa đông. Chính sự luân chuyển này đã giúp vạn vật được sinh sôi nảy nở, đem đến may mắn, hy vọng về cuộc sống suôn sẻ và thịnh vượng. Hơn nữa, bộ tranh Tứ Quý còn là biểu tượng của ý chí bất khuất, cốt cách thanh cao và đầy kiên cường của người quân tử.