Bất động sản quận Tây Hồ vì thế cũng trở nên hấp dẫn hơn, thu hút lượng lớn người mua để ở cũng như nhà đầu tư địa ốc. Bài viết dưới đây giới thiệu thông tin tổng quan về quận này để người mua nhà đất có thêm lựa chọn phù hợp.
Vị trí địa lý
Quận Tây Hồ tọa lạc ở phía Bắc nội thành Hà Nội, với phạm vi ranh giới cụ thể như sau:
-
Phía Bắc quận Tây Hồ tiếp giáp huyện Đông Anh, ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
-
Phía Nam quận Tây Hồ tiếp giáp các quận Cầu Giấy, quận Ba Đình, với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Hoàng Hoa Thám và đường Thanh Niên.
-
Phía Đông quận Tây Hồ tiếp giáp quận Long Biên, ranh giới tự nhiên là sông Hồng
-
Phía Tây quận Tây Hồ tiếp giáp quận Bắc Từ Liêm.
Địa hình - Khí hậu
Địa hình quận Tây Hồ tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Sông Hồng chảy qua phía Bắc và phía Đông quận. Đáng chú ý, Hồ Tây trên địa bàn quận rộng tới 526 ha, được ví là "lá phổi xanh" điều hòa vi khí hậu của Thủ đô nói chung. Tây Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông khô lạnh, mùa hè nắng nóng, mưa nhiều. Với 4 mùa trong năm rõ rệt, quận có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Hành chính
Ngày 28/10/1995, quận Tây Hồ được thành lập theo Nghị định số 69 - CP. Hiện tại, quận có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 8 phường sau: Yên Phụ, Xuân La, Tứ Liên, Thụy Khuê, Quảng An, Phú Thượng, Nhật Tân, Bưởi. Quy mô dân số của quận Tây Hồ khoảng 166.573 người (theo số liệu năm 2021), mật độ dân số 6.830 người/km2.
|
Bản đồ hành chính quận Tây Hồ, TP. Hà Nội |
Kinh tế quận Tây Hồ
Kinh tế quận Tây Hồ đã và đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp. Năm 2021, quận có 20/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Ước tính tốc độ tăng trưởng đạt 13%, tương đương 95,5% kế hoạch năm, tăng 0,34% so với năm 2020. Tổng thu ngân sách quận năm 2021 ước đạt 3.949 tỷ đồng, bằng 143% kế hoạch năm.
Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ đạt 14,97%, tương đương 97,8% kế hoạch năm, so với năm 2020 tăng 0,26%. Giá trị thương mại, dịch vụ, du lịch ước đạt 66,78% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế, so với năm trước tăng 0,64%.
Tốc độ tăng của ngành công nghiệp, xây dựng ngoài quốc doanh là 9,04%, tương đương 90,6% kế hoạch năm, so với năm liền trước tăng 0,28%. Trong khi đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt theo giá thực tế trên 1 ha đất bình quân là 230 triệu đồng.
Xung quanh hồ Tây còn có các làng nghề nổi tiếng như làng giấy dó An Thái, nghề đúc đồng Ngũ Xã (phường Trúc Bạch), dệt lĩnh Trích Sài (Bưởi), làng nghề trồng quất Quảng Bá, làng hoa Nhật Tân, nuôi cá cảnh Yên Phụ, làng nghề trồng và ướp trà sen Quảng An... Các làng nghề truyền thống xung quanh hồ Tây được định hướng kết nối với các điểm du lịch chính tại đây.
Giao thông quận Tây Hồ
Giao thông quận Tây Hồ được đánh giá là hoàn thiện và đồng bộ bậc nhất Thủ đô. Đường Võ Chí Công với chiều rộng 64m là tuyến nội bộ với điểm đầu tại nút giao với phía Nam cầu Nhật Tân và điểm cuối tại ngã tư Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám. Đường Hoàng Hoa Thám là trục đường chính với 2 đoạn từ đường Hùng Vương ra dốc Ngọc Hà và dốc Ngọc Hà đến Bưởi. Đường vành đai 2 cũng là trục đường chính của đô thị.
Các tuyến đường liên khu vực gồm tuyến Âu Cơ - Nghi Tàm với chiều rộng 38 - 44m, kéo dài từ đường Nguyễn Hoàng Tôn đến đường Lạc Long Quân. Các tuyến đường cấp khu vực gồm Lạc Long Quân, Thanh Niên, Võng Thị, Xuân La. Cùng với đó là các tuyến mở mới ở cửa ngõ phía Tây của khu vực Golden Westlake, nối từ đường Thụy Khuê đến đường Hoàng Hoa Thám, Kim Mã với chiều rộng từ 23 - 30m.
Các tuyến đường khu vực gồm đường Yên phụ, Thụy Khuê, Đặng Thai Mai, Xuân Diệu và tuyến nối từ đường Âu Cơ qua trường THCS Quảng An tới đường Đặng Thai Mai với chiều rộng từ 17 - 20,5m. Ngoài ra còn có các tuyến đường kẻ quanh Hồ Tây, chiều rộng từ 8,5 - 10,5m.
Trên địa bàn quận có cầu Nhật Tân (3.900m) nối Tây Hồ với huyện Đông Anh. Cầu Tứ Liên với tổng chiều dài khoảng 4,84km đang được triển khai các bước để khởi công. Điểm đầu cầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao QL5, rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển giữa quận Tây Hồ với Gia Lâm và Long Biên.
Các tuyến xe buýt chạy qua địa bàn quận Tây Hồ gồm: 09A, 13, 14, 25, 31, 33, 41, 45, 50, 55A, 55B, 58, 60A, 68, 86, 90, 96, 142, 143, 146, 159, 161, E05, E08, E09. Các trạm trung chuyển gồm Khu liên cơ quan sở ngành Hà Nội, Xuân Đỉnh, Nghi Tàm, Công viên nước Hồ Tây.
|
Đường Võ Chí Công chạy qua hai quận Tây Hồ và Cầu Giấy. |
Văn hóa ẩm thực
Quận Tây Hồ được ví là "thiên đường" ẩm thực của Thủ đô Hà Nội. Nơi đây có vô vàn các món ăn ngon, lạ, hấp dẫn du khách thập phương. Ăn vặt có bánh tôm đường Thanh Niên, kem Hồ Tây, ốc nóng Trích Sài, bánh giò Thụy Khuê, bún đậu Cây Da, phở cuốn Ngũ Xã, tào phớ Xuân La. Bên cạnh đó còn có vịt quay Lạng Sơn ở An Dương, lẩu ếch Phó Đức Chính, Sen Tây Hồ, ẩm thực Nhật Bản Daikon Foods, món âu Âu La Sala, ẩm thực Pháp Saint Honoré,...
Y tế quận Tây Hồ
Trên địa bàn quận tập trung nhiều bệnh viện lớn với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong khám chữa bệnh.
-
Bệnh viện Tim Hà Nội Cơ sở 2
-
Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc
-
Bệnh viện đa khoa Kwang Myung
-
Bệnh viện đa khoa Medlatec
Ngoài ra còn có Trung tâm Y tế quận Tây Hồ, các trạm y tế tại các phường thuộc quận, cùng với đó là hệ thống các phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân, nhà thuốc tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn quận.
Giáo dục quận Tây Hồ
Hệ thống giáo dục tại quận Tây Hồ phát triển với sự hiện diện của nhiều trường học chất lượng từ cấp mầm non tới THPT. Nơi đây tập trung một số trường học có tiếng về chất lượng đào tạo như khu trường Bưởi - Chu Văn An, Trường song ngữ Hanoi Academy, Trường mầm non quốc tế Hanoi Kindergarten...
Danh sách trường học các cấp nổi bật tại quận Tây Hồ
STT |
Trường tiểu học |
Trường THCS |
Trường THPT |
1 |
Tiểu học An Dương |
THCS Xuân La |
Trường THPT Tây Hồ |
2 |
Tiểu học Chu Văn An |
THCS Tứ Liên |
Trường THPT Chu Văn An |
3 |
Tiểu học Đông Thái |
THCS Quảng An |
Trường THPT dân lập Đông Đô |
4 |
Tiểu học Nhật Tân |
THCS Phú Thượng |
THPT Phan Chu Trinh |
5 |
Tiểu học Phú Thượng |
THCS Nhật Tân |
|
6 |
Tiểu học Quảng An |
THCS Đông Thái |
|
7 |
Tiểu học Tứ Liên |
THCS Chu Văn An |
|
8 |
Tiểu học Xuân La |
THCS An Dương |
|
9 |
Tiểu Học Sao Mai |
|
|
10 |
Trường Tiểu học song ngữ Horizon |
|
|
11 |
Trường Tiểu Học Genesis |
|
|
12 |
Tiểu học dân lập Hà Nội Academy |
|
|
13 |
Tiểu học Sunshine Maple Bear |
|
|
14 |
Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội UNIS |
|
|
15 |
Trường tiểu học Quốc tế Singapore |
|
|
Hạ tầng đô thị quận Tây Hồ
Hạ tầng đô thị quận Tây Hồ phát triển và hoàn thiện bậc nhất Thủ đô Hà Nội. Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, quận Tây Hồ đã và đang là điểm đến lý tưởng của người mua nhà để ở lẫn giới đầu tư bất động sản. Các khu đô thị tại Tây Hồ gồm:
Tới đây, Khu đô thị mới trục Nhật Tân - Nội Bài hình thành và phát triển sẽ khiến diện mạo đô thị quận Tây Hồ thêm phần hấp dẫn và hiện đại hơn. Với người dân Thủ đô và du khách trong, ngoài nước, Tây Hồ là điểm đến vô cùng hấp dẫn với Công viên nước Hồ Tây, vườn hoa Lý Tự Trọng, thung lũng hoa Hồ Tây, bãi đá sông Hồng... Cùng với đó, quận nội thành này có mật độ cây xanh dày đặc, phủ khắp các tuyến đường lớn nhỏ trên địa bàn.
Theo định hướng quy hoạch quận Tây Hồ đến năm 2030, quận sẽ trở thành một trong những trung tâm chính trị, văn hóa, du lịch, kinh tế của thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Bản đồ quy hoạch Hồ Tây cho thấy, sẽ có các khu đô thị trung tâm mở rộng trong nội đô phía Tây và cả phía Nam kéo dài đến vành đai 4 và về phía Bắc của Mê Linh, Đông Anh.
Trong khi đó, phía Đông quận Tây Hồ sẽ được quy hoạch kéo dài đến khu vực Long Biên và Gia Lâm Quy hoạch đô thị quận Tây Hồ sẽ tập trung vào khu đô thị mới, gồm:
-
Trung tâm thương mại và các khu mua sắm, giải trí, văn phòng
-
Khu trung tâm thương mại quốc tế, khu trung tâm truyền thông kỹ thuật số
-
Khu vực ven hồ Tây tập trung các khu về hoạt động du lịch, khách sạn, trung tâm tin học, văn phòng
-
Khu dân cư và vành đai xanh sẽ tập trung thiết kế, quy hoạch thành chung cư cao tầng, biệt thự, nhà ở
-
Thiết lập khu vực trung tâm đa di năng quy mô lớn với các tuyến giao thông như đường Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Tây Thăng Long...
Đồng thời, quận Tây Hồ sẽ quy hoạch mở rộng, cải tạo nâng cấp các khu vực hiện hữu; khớp nối đồng bộ cơ sở hạ tầng, kiến trúc để tạo một môi trường, cảnh quan chung. Định hướng chung là phát triển đô thị gắn với bảo tồn di sản, văn hóa truyền thống tại địa phương...
|
Tây Hồ là một trong những quận nội thành có tốc độ đô thị hóa cao nhất Thủ đô Hà Nội. |
Thị trường bất động sản Tây Hồ
Thị trường nhà đất Tây Hồ luôn có sức hút đặc biệt với người mua ở thực lẫn giới đầu tư bất động sản. Với nguồn cầu luôn ổn định, nguồn cung ít nên giá bất động sản Tây Hồ luôn neo ở mức cao. Sức hút của nhà đất quận Tây Hồ đến từ tổng hòa các yếu tố vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, phong thủy...
Theo giới chuyên gia phong thủy, vùng đất Tây Hồ vốn là hồn cốt của Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Đây là nơi phong thủy hanh thông, linh khí hội tụ với hồ nước tự nhiên lớn nhất Thủ đô, nước hồ lưu thông mang đến không khí trong lành, mát mẻ quanh năm. Tây Hồ vì thế là mảnh đất có phong thủy tốt, vượng khí trường tồn.
Cộng hưởng các giá trị về mặt văn hóa, phong thủy, quận Tây Hồ là điểm đến an cư lý tưởng, vừa hiện đại tiện nghi, vừa giao hòa với đất trời, vừa mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi. Tính đến thời điểm 1/4/2019, dân số quận Tây Hồ là 160.495 người, mật độ dân số 6.685 người/km2 - thấp hơn so với các quận khác của TP. Hà Nội. Mật độ dân cư là chỉ rất quan trọng, góp phần tạo nên giá trị của một khu vực bất động sản. Mật độ dân cư càng cao thì áp lực càng lớn lên cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, dịch vụ...
Theo chủ trương quy hoạch quận Tây Hồ đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050, quận sẽ trở thành trung tâm hành chính mới của Thủ đô, tập trung nhiều trụ sở của nhiều bộ, ngành; đại sứ quán… Do đó, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư.
Tây Hồ nằm trong nhánh đường huyết mạch chính của Hà Nội. Đường Phạm Văn Đồng được mở rộng với bề rộng 40m qua Khu đô thị Ciputra kết nối 2 tuyến đường huyết mạch Phạm Văn Đồng - Võ Chí Công. Tuyến đường sắt đô thị số 2 với chiều dài 11,5km từ Nam Thăng Long đến Trần Hưng Đạo thuận tiện di chuyển vào khu phố cổ.
Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng khiến bất động sản Tây Hồ trở thành điểm đến an cư và đầu tư hấp dẫn. Thị trường mua bán nhà Tây Hồ vì thế luôn sôi động, nhộn nhịp.
Khảo sát giá rao bán nhà riêng quận Tây Hồ trên Batdongsan.com.vn cho thấy, giá bán nhà riêng tại Âu Cơ - Nhật Tân vị trí đẹp, diện tích 55m2 x 4 tầng là 118,2 triệu đồng/m2; nhà riêng 93m2 x 5 tầng đường Lạc Long Quân, ngõ ô tô vào là 220,4 triệu đồng/m2; nhà 5 tầng Phú Thượng, diện tích 57m2 có giá 112, 3 triệu đồng/m2; nhà riêng phường Thụy Khuê, diện tích 50m2 x 5 tầng là 108 triệu đồng/m2... Tùy vị trí và diện tích, giá nhà riêng tại Tây Hồ dao động từ 5 tỷ đồng trở lên.
Quận Tây Hồ được đánh giá là đứng đầu thị trường bất động sản cho thuê tại Hà Nội với tỷ suất lợi nhuận đạt 5,7%/năm. Ở mảng cho thuê nhà biệt thự, liền kề Tây Hồ, khảo sát tin rao trên batdongsan.com.vn cho thấy, giá thuê dao động từ 30 - 150 triệu đồng/tháng tùy diện tích, vị trí và mức độ đầu tư nội thất. Ví dụ, biệt thự liền kề 180m2 full nội thất giá thuê 37 triệu đồng/tháng; biệt thự Ciputra 140m2 giá thuê 50 triệu/tháng; biệt thự Tây Hồ 250m2 giá thuê 60 triệu đồng/tháng, biệt thự đơn lập tại Starlake Tây Hồ 400m2 giá thuê 150 triệu đồng/tháng; biệt thự Tô Ngọc Vân 90 triệu đồng/tháng...
Giá thuê nhà riêng từ 15 - 30 triệu đồng/tháng tùy chất lượng công trình và vị trí tọa lạc. Căn hộ dịch vụ tại quận Tây Hồ có giá thuê trong ngưỡng 6 - 80 triệu đồng/tháng tùy diện tích và tiện nghi đi kèm.
Có thể nói, thị trường mua bán nhà đất quận Tây Hồ sôi động quanh năm bởi tiềm năng tăng giá lớn. Thậm chí, ở những thời điểm thị trường bất động sản nói chung đang chững lại thì giá nhà đất quận Tây Hồ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là những bất động sản có view Hồ Tây luôn đắt đỏ.
Lam Giang (TH)